YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh


Hãy cùng HOC247 tìm hiểu mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật diễn ra như thế nào thông qua nội dung của Bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể 

- Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất được cấu tạo từ các tế bào, các tế bào tạo thành mô, tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng tạo thành cơ quan, các cơ quan liên kết chặt chẽ tạo thành cơ thể. 

- Các cơ quan trong cơ thể cùng phối hợp với nhau để thực hiện các chức năng sống của cơ thể như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; cảm ứng; sinh trưởng và phát triển; sinh sản. 

1.1.1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật

Mối quan hệ giữa các quá trình vận chuyển các chất trong cây

Hình 1. Mối quan hệ giữa các quá trình vận chuyển các chất trong cây

(Nguồn: Campbell Biology, Neil A. Campell và cộng sự, 2008)

- Cơ thể thực vật được tạo thành từ các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. 

- Trong cơ thể thực vật, có các quá trình sinh lí cơ bản sau: 

+ Quá trình trao đổi nước và khoáng

+ Quá trình quang hợp và hô hấp

+ Quá trình sinh trưởng và phát triển. 

- Các quá trình sinh lí trong cây có mối quan hệ tác động qua lại, chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện các chức năng chung của cơ thể.

1.1.2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật

- Cơ thể động vật được cấu tạo từ các cơ quan khác nhau. 

- Mỗi cơ quan thực hiện các quá trình sinh lí khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường.

Mối quan hệ giữa các quá trình trao đổi chất và năng lượng ở động vật

Hình 2. Mối quan hệ giữa các quá trình trao đổi chất và năng lượng ở động vật

1.2. Cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở bởi chúng không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, chúng không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn làm biến đổi môi trường.

- Cơ thể sinh vật là hệ thống có khả năng tự điều chỉnh, chúng tiếp nhận các kích thích bên ngoài và có các phản ứng trả lời phù hợp, nhằm thích nghi với môi trường sống. 

- Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật là một trong những đặc tính quan trọng giúp sinh vật tồn tại, thích nghi và ngày càng tiến hoá.

Cơ thể là hệ thống mở và tự điều chỉnh

Hình 3. Cơ thể là hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Cơ thể sinh vật là một hệ thống sống, được cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện các quá trình sinh lí nhất định. Tuy nhiên, các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, phối hợp thực hiện các chức năng một cách thống nhất.

- Cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh, bởi chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với môi trường ngoài và luôn có những phản ứng thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Bài tập minh họa

Bài 1: Sự tiết mồ hôi có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể trong trường hợp chúng ta ở trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc vận động mạnh (chạy, nhảy,...)?

 

Hướng dẫn giải

Cơ thể sinh vật là một hệ thống sống, được cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện các quá trình sinh lí nhất định. Tuy nhiên, các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, phối hợp thực hiện các chức năng một cách thống nhất.

→ Như vậy, việc tiết mồ hôi có thể giúp giảm tới 300 calo trong 1 giờ. Mồ hôi ra nhiều giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các tế bào đã chết. Quá trình đổ mồ hôi cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu nhờ sự giãn nở của các mao mạch, đẩy các độc tố ra khỏi máu và chống lại các bệnh về máu.

 

Bài 2: Vì sao vào mùa đông, động vật thường tích lũy mỡ dưới da dày hơn?

 

Hướng dẫn giải

- Cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh, bởi chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với môi trường ngoài và luôn có những phản ứng thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi.

- Lớp mỡ dày dưới da được xem như lớp cách nhiệt giúp tránh thất thoát nhiệt ra môi trường (giữ ấm cho cơ thể).

- Ngoài ra, lớp mỡ dưới da còn là nguồn dự trữ năng lượng.

→ Vào mùa đông, động vật thường tích lũy mỡ dưới da dày hơn.

Luyện tập Bài 27 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.

- Chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở tự điều chỉnh.

3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 27 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 181 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 182 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 182 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 182 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 183 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 183 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 183 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 183 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 27 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON