Nội dung Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây trong chương trình Sinh học 11 Kết nối tri thức bao gồm quy trình thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật như: Giâm cành, chiết cành, ghép mắt và thụ phấn cho cây để ứng dụng vào thưc tiễn. Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung chi tiết tại đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Yêu cầu cần đạt
Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở ngô).
1.2. Chuẩn bị
1.2.1. Dụng cụ, thiết bị
- Dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc.
- Video, tranh, ảnh về quá trình thụ phấn cho cây.
1.2.2. Mẫu vật
- Một số loại cây theo mùa phù hợp để nhân giống vô tính như cây dâu tằm, hoa hồng, rau muống, rau ngót, dây khoai lang, ... và giá thể trồng cây.
- Cây ngô đang ở giai đoạn ra hoa.
1.3. Cách tiến hành
1.3.1. Thực hành nhân giống vô tính cây trồng
a) Nguyên lí
Dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật trong tự nhiên để nhân giống cây trồng bằng cách sử dụng các kĩ thuật nông học nhằm thúc đẩy quá trình ra rễ của cành chiết, cành giảm hay liền vết thương ở cành ghép, qua đó tạo cây mới từ đoạn thân, cành của cây mẹ.
b) Quy trình thực hành
- Giâm cành
Hình 1. Các bước trong quy trình giâm cành
- Chiết cành: Quy trình chiết cành được thực hiện theo sơ đồ sau đây.
Hình 2. Các bước trong quy trình chiết cành
- Ghép mắt: Ghép mắt có thể thực hiện theo các kĩ thuật như ghép cửa sổ, ghép chữ T, ... Hình 3 thể hiện quy trình ghép mắt theo kĩ thuật ghép cửa sổ.
Hình 3. Các bước thực hành ghép mắt theo kĩ thuật ghép cửa sổ
1.3.2. Thực hành thụ phấn cho cây ngô
a) Nguyên lí
Ngô là cây có hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực còn gọi là bông cờ ở phần ngọn và hoa cái hay bắp ở phần thân. Trong tự nhiên, bông cờ thường tung phấn trước khi phần bắp phun râu sẵn sàng cho việc thụ phấn từ 3 - 4 ngày. Do vậy, cây ngô thường có hiện tượng giao phấn nhờ gió, trong trường hợp hoa nở vào những ngày ít gió, con người có thể tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách thu phấn của bông cờ để thụ phấn cho bắp.
b) Quy trình thực hành
Quy trình thụ phấn cho cây ngô được thực hiện theo 4 bước như mô tả trong Hình 4.
Hình 4. Các bước thụ phần cho cây ngô
1.4. Thu hoạch
BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Mục đích 2. Kết quả và giải thích - Trình bày kết quả thí nghiệm giâm cành, chiết và ghép cành theo gợi ý trong bảng dưới đây: - Thí nghiệm thụ phấn ngô: đánh giá về khối lượng, chất lượng của bắp ngô được thụ phấn, có thể so sánh với các bắp ngô được thụ phấn hoặc giao phấn tự nhiên. 3. Trả lời câu hỏi Em hãy đề xuất thêm một phương pháp thu hạt phấn ngô để hạn chế việc thất thoát hạt phấn trong quá trình cắt nhánh bông cờ ở bước 2 trong quy trình thụ phấn cho ngô mô tả ở Hình 4. |
Luyện tập Bài 26 Sinh học 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết: Quan sát và thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây.
2.1. Trắc nghiệm Bài 26 Sinh học 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Có tính chống chịu cao
- B. Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn
- C. Thời gian thu hoạch ngắn
- D. Tiết kiệm công chăm bón
-
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 5
-
- A. Lúa mạch, lúa mì, ngô
- B. Cam, bưởi, chanh
- C. Củ mì (sắn), rau má, chuối
- D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 26 Sinh học 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Câu hỏi trang 169 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 26 Sinh học 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247