YOMEDIA
NONE

Soạn bài Người kể trong văn bản tự sự - Ngữ văn 9

  • Qua bài học giúp các em viết được bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Hiểu được vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 

1. Tóm tắt nội dung

  • Trong văn bản tự sự có nhiều hình thức kể chuyện đó là hình thức ngôi kể thứ nhất xưng tôi và hình thức ngôi kể thứ ba. Với hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản họ biết hết mọi việc, hành động, tâm lí của các nhân vật.
  • Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi sâu vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tinh huống, tả người và tả cảnh đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều mình được kể.

2. Soạn bài Người kể trong văn bản tự sự

Câu 1. Đọc đoạn trích trang 193 - 194 sau và trả lời câu hỏi:

So với đoạn trích mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

  • Trong đoạn trích này, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện, xưng "tôi" đồng thời là nhân vật - cậu bé. Như vậy, câu chuyện là do nhân vật này chứng kiến, trải nghiệm và kể lại.
  • Cho nên, "tôi" chỉ kể những gì "tôi" chứng kiến, "tôi" biết; không giống kể theo ngôi thứ ba, người kể có mặt khắp nơi, chứng kiến mọi chuyện, biết tất cả, thâm nhập cả vào nội tâm nhân vật để kể lại.
  • Kể theo ngôi thứ nhất - "tôi":
  • Ưu điểm: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác.
  • Hạn chế: Giọng kể chủ yếu là của "tôi" cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể như truyện kể theo ngôi thứ ba.

Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ gì, anh thanh niên và cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

  • Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi." sẽ phải thay đổi. Có thể viết: Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Nhưng không thể viết: "Tôi nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.", vì "tôi" chỉ có thể cảm thấy mặt mình đỏ ửng chứ không thể nhìn thấy mặt "tôi" đỏ ửng để miêu tả như nhìn từ bên ngoài vào như thế.

Để hiểu rõ hơn về độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm các em tham khảo thêm

bài giảng Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

3. Hỏi đáp về bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON