HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 84 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Với nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn rõ ràng cùng ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt được sử dụng trong câu. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm
1.1.1. Từ Hán Việt là gì?
- Khái niệm: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh.
- Ví dụ: gia đình, tự nhiên, lịch sử,…
1.1.2. Đặc điểm
- Mang sắc thái nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.
- Mang sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.
- Mang sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.
1.2. Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt
- Khái niệm: Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt là hiện tượng các yếu tố Hán Việt thường cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau.
- Ví dụ:
+ Giới, với nghĩa là "cõi, nơi tiếp giáp" trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.
+ Giới, với nghĩa "răn, kiêng" trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.
+ Giới, với nghĩa "ở giữa, làm trung gian" trong các từ như: giới thiệu, môi giới.
+ Giới, với nghĩa "đồ kim khí, vũ khí" trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá, binh giải, khí giới, quân giới.
+ Giới, với nghĩa chỉ "một loài cây": kinh giới.
Bài tập minh họa
Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ:
a. vô tiền khoáng hậu
b. dĩ hòa vi quý
c. đồng sàng dị mộng
d. chúng khẩu đồng từ
e. độc nhất vô nhị
Lời giải chi tiết:
a.
- Giải nghĩa: "ô tiền khoáng hậu" là điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai.
- Ví dụ: Messi lập kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử bóng đá.
b.
- Giải nghĩa: "dĩ hòa vi quý" nhằm khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người.
- Ví dụ: Anh em chung sống một nhà nên lấy dĩ hòa vi quý làm đầu.
c.
- Giải nghĩa: "đồng sàng dị mộng"
+ Nghĩa đen: Cùng nằm một giường mà giấc mơ khác nhau.
+ Nghĩa bóng: Sống gần nhau, nhưng không cùng một chí hướng.
- Ví dụ: Hai đứa nó là vợ chồng với nhau nhưng đồng sàng dị mộng.
d.
- Giải nghĩa: "chúng khẩu đồng từ" có nghĩa là nhiều người cùng nói một ý giống nhau.
- Ví dụ: Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết.
e.
- Giải nghĩa: "độc nhất vô nhị" có nghĩa là thứ độc đáo, chỉ có một mà không có hai.
- Ví dụ: Canh cá lóc mẹ nấu ngon độc nhất vô nhị.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 84, các em cần nắm:
- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.
- Hiểu được nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt được sử dụng trong câu.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 84 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 84: Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt được sử dụng trong câu. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 84
- Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 84
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 84 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247