YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 86 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 86 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ và biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái. Đồng thời, hình thành cho các em kiến thức và kĩ năng sử dụng từ Hán Việt một cách phù hợp và đạt hiệu quả giao tiếp. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm sắc thái nghĩa của từ ngữ

- Khái niệm: Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ.

- Ví dụ:

+ Quan sát các từ ngữ trong những cặp sau: ăn – xơi, trắng tinh – trắng hếu, vàng – vàng vọt, người lính – tên lính,...

=> Nhận xét: Có thể thấy giữa các từ ngữ trong mỗi cặp có sự khác biệt về sắc thái nghĩa. Chẳng hạn, ăn có tính chất trung tính nhưng xơi có sắc thái trang trọng, trắng tinh có sắc thái nghĩa tích cực (tốt nghĩa) nhưng trắng hếu có sắc thái nghĩa tiêu cực (xấu nghĩa).... Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa....

1.2. Tác dụng của sắc thái nghĩa của từ ngữ

Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt. Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa cổ kính, trang trọng hoặc khái quát, trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt. Cụ thể:

- Sắc thái cổ kính:

+ Ví dụ:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

(Huy Cận, Tràng giang)

+ Nhận xét: Nếu thay tràng giang bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này.

- Sắc thái trang trọng:

Ví dụ: "Hôm nay, phu nhân Thủ tưởng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa Hồng".

+ Nhận xét: Cách dùng từ phu nhân (thay vì dùng từ vợ) phù hợp với vị thế của người được nói đến.

- Sắc thái khái quát, trừu tượng:

+ Ví dụ: Các phụ huynh rất mong được biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình.

+ Nhận xét: Từ phụ huynh không thể thay thế bằng từ cha anh.

Bài tập minh họa

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

 

Lời giải chi tiết:

a. Từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong đoạn trích:

- Phu nhân: vợ

- Đế vương: Vua, bậc chúa

- Thiên hạ: Mọi người

- Nội thị: Người hầu trong cung

b. Việc sử dụng các từ in đậm đã đem lại sắc thái cổ kính, trang trọng cho câu văn.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 86, các em cần nắm:

- Hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ.

- Biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 86: Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ sẽ giúp các em hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ và biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON