YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 45 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với hệ thống nội dung bài học rõ ràng và ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các em nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm biện pháp tu từ đảo ngữ

- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…

- Ví dụ:

“Lom khom dưới núi: tiều vài chú

Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...

- Hình thức: Biện pháp tu từ đảo ngữ có hai hình thức cơ bản: đảo các thành tố trong cụm từ và đảo các thành phần trong câu.

1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ

- Tác dụng chính: nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.

- Ví dụ:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

(Nguyễn Đức Mậu, Hành trình của bầy ong)

=> Nhận xét:

- Thông thường, trong tiếng Việt, tinh từ thăm thảm được đặt sau cụm từ rừng sâu. Nhưng ở dòng thơ thứ nhất, tính từ thăm thẩm đã được đảo vị trí lên trước. nhằm nhấn mạnh không gian hoang vàng, nguyên sơ của rừng gia.

- Tương tự, ở dòng thơ thứ hai, có sự thay đổi trật tự cú pháp của hai thành phần trong các về câu: vì ngũ (bắp bùng, trắng) được đảo lên trước chủ ngũ (hoa chuối, hoa ban). Việc đảo trật tự này có tác dụng làm nổi bật màu đỏ của những bông hoa chuối rừng như ngọn lửa giữa ngàn xanh và không gian tràn ngập sắc trắng của hoa ban.

Bài tập minh họa

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

a. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ.

b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ.

 

Lời giải chi tiết:

a. Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ:

-  Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng “lom khom” của những chú tiều, cái “lác đác” của mấy ngôi nhà ven sông kết hợp các từ chỉ số lượng ít ỏi “vài”, “mấy” khiến cho hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn. 

- Nghệ thuật đảo ngữ “nhớ nước”, “thương nhà” nhấn mạnh vào tiếng kêu của con quốc và cái gia gia. Những âm thanh của cuốc kêu cũng chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan. Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời còn bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ. 

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 45, các em cần nắm:

- Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 45: Biện pháp tu từ đảo ngữ sẽ giúp các em nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON