YOMEDIA
NONE

Thực hành đọc: Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em thực hành tìm hiểu tác phẩm một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành đọc: Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Công Trứ

a. Tiểu sử:

- Nguyễn Công Trứ (1778-1858), biệt hiệu là Hy Văn.

- Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thân sinh là Nguyễn Công Tấn, giữ chức quan nhỏ dưới triều Lê. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông chống lại Nguyễn Huệ lên ngôi ông không chịu ra làm quan mà trở về quê hương mở trường dạy học. Gia đình Nguyễn Công Trứ vì vậy cũng sa sút và nghèo đi.

-Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do, phóng khoáng. Ông cũng là người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh.

- Ông đi thi rất nhiều lần, trượt vẫn không nản, 41 tuổi mới đậu giải nguyên, 42 tuổi mới ra làm quan (chức hành tẩu ở Sứ quán).

- Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, có lúc làm tướng, làm tống đốc Hải An nhưng có lúc phải làm một anh lính ở biên cương.

- Trong thời gian 28 năm làm quan thì ông bị đến năm lần giáng chức và cách chức.

Nguyễn Công Trứ (788 - 1858)

Nguyễn Công Trứ - Vị tướng nổi tiếng dưới Triều Nguyễn

(1778-1858)

 

b. Sự nghiệp sáng tác

- Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Hiện nay sưu tầm được khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú.

- Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán.

- Thơ văn ông bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát, thơ ông tập trung vào ba chủ đề chính:

+ Chí nam nhi.

+ Cái nghèo và thế thái, nhân tình.

+ Triết lí hưởng lạc.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.

- Văn bản trích trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Lê Thước – Hoàng Ngọc Phách – Trương Chính giới thiệu, hiệu đính, chú thích, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958, tr.71.

 

b. Thể loại:

- Vịnh cây vông thuộc thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối trong các câu 1, 2, 4, 6, 8.

 

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: 4 câu đầu: Hình ảnh cây vông.

- Phần 2: 4 câu cuối: Hình ảnh con người.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Bài thơ “Vịnh cây vông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Chứ. Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820 -1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu. Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hai câu đề

Biền, nam, khởi, tử chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông

- Đặt vấn đề về giá trị kém cỏi của cây vông (so với những loài cây khác, như biền, nam, khởi, tử,...).

+ Vông là một loài cây to lớn nhưng gỗ xốp, mềm, thuộc loại ngô đồng.

+ Biền, nam, khởi, tử là bốn thứ cây gỗ tốt.

- Đối tượng của tiếng cười trào phúng:

+ “Cây vông” là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng nhanh nhưng thớ gỗ xốp mềm, chịu lực kém, dễ bị mối, mọt và không bền.

+ Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.

1.2.2. Hai câu thực

Ra tài lương đống không nên mặt,
Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng.

- Phiên li: rào và giậu.

- Lương đống: rường cột, chỉ những người tài năng, giữ trọng trách trong bộ máy phong kiến cũ.

=> Làm rõ sự kém giá trị của cây vông.

1.2.3. Hai câu luận

Tuổi tác càng già, già xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông.

- Bàn thêm về giá trị của cây vông (có một chút giá trị, nhưng không đáng kể).

- Chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi.

1.2.4. Hai câu kết

Đã biết nòi nào thì giống nấy,
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!

- Khẳng định bản chất kém giá trị của loài cây này.

- Hà Tôn Quyền là tiêu biểu cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Qua hình ảnh cây vông nhà thơ muốn nói về đám triều thần tham lam, bất tài, vô dụng bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Bài tập minh họa

Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ "lương đống, phiên li" thay vì "rường cột, phên giậu"?

 

Lời giải chi tiết:

- Câu hỏi nhằm khai thác giá trị sắc thái nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ.

- Các từ lương đống, phiên li là từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng hơn các từ đồng nghĩa với nó như rường cột, phên giậu. Dùng từ ngữ mang sắc thái trang trọng khi đánh giá về tác dụng của cây vông nhưng lại là sự phủ nhận, đánh giá thấp (không nên mặt, chút đỡ lòng) tạo giọng điệu vừa mỉa mai – châm biếm vừa đã kích.

Lời kết

Học xong bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú tuyệt Đường luật như: bố cục, niềm, luật, vẫn, nhịp, đối.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua hình ảnh cây vông nhà thơ muốn nói về đám triều thần tham lam, bất tài, vô dụng bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Vịnh cây vông - Nguyễn Công Trứ

Bài thơ mượn hình ảnh cây vông thể hiện sự mỉa mai, châm biếm của tác giả đối với đám triều thần. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON