YOMEDIA
NONE

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em biết cách thảo luận về vấn đề của đời sống một cách hiệu quả, đồng thời luyện tập thao tác nghe và phản hồi lại nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về vấn đề sẽ thảo luận.

- Lắng nghe và ghi chép lại nội dung thảo luận.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của bản thân về vấn đề thảo luận.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục trong quan điểm của người nói.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị

Một nhóm nhỏ thảo luận nên gồm sáu thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kỉ ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

a. Mục tiêu, thời gian thảo luận:

Để thống nhất mục tiêu, thời gian buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi:

Mục đích của buổi thảo luận này là gi?

Thời gian thảo luận dự kiến bao lâu?

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

 

b. Hiệu quả cần đạt:

- Để việc thảo luận được hiệu quả, mỗi thành viên cần tự trả lời các câu hỏi:

Trong buổi thảo luận nhóm, người nghe của em là ai?

Với đối tượng người nghe đỏ, em sẽ chọn cách nói nào để thuyết phục?

 

c. Tìm hiểu vấn đề thảo luận:

- Nhóm trưởng thông báo cho thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn để, dự kiến các ý kiến trái chiều và cách thức phản hồi dựa vào những gợi ý sau.

- Ý kiến của em về ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng và bản thân, lí lẽ và bằng chúng để làm sáng tỏ ý kiến.

- Những ý kiến trái chiều và phản hồi của em (dự kiến).

1.2.2. Thảo luận

a. Nhiệm vụ:

- Nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày.

Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiển.

Cần đảm bảo mỗi thành viên đểu trinh bảy dựa trên phẩn chuẩn bị ở nhà.

 

b. Thực hiện:

- Sau khi ghi nhận ý kiến của thành viên, cả nhóm cần tập trung phản hồi các ý kiến trọng tâm, các ý kiến trái chiều được nhiều thành viên quan tâm.

- Các thành viên tranh luận, trả lời các câu hỏi cũng như bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người khác.

- Từ các ý kiến của từng thành viên, cả nhóm thống nhất những ý kiến tiêu biểu, lựa chọn những li lẽ, bằng chứng xác đáng, thuyết phục.

- Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày dưới dạng đoạn văn, sơ đồ tư duy, in-pho-gráp-phích (infographic)...

 

c. Bài học rút ra:

Sau buổi thảo luận, em hãy rút ra hai bài học kinh nghiệm cho bản thân dựa vào:

1. Những điều em và nhóm đã làm tốt, chưa tốt.

2. Giải pháp khắc phục những điều chưa tốt.

Bài tập minh họa

Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, lớp của em tổ chức buổi thảo luận nhóm với chủ đề: Ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng và bản thân. Em hãy thành lập nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến về vấn đề này để trình bày trước lớp.

 

Lời giải chi tiết:

* Chuẩn bị:

- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân

- Báo cáo tiến độ thực hiện

- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện

- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)

* Hoạt động xã hội:

- Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

- Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

* Vai trò của hoạt động xã hội:

Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

* Các yếu tố tạo nên cộng đồng:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

Lời kết

Học xong bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống, các em cần:

- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.

- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận.

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống sẽ giúp các em biết cách thảo luận về vấn đề của đời sống một cách hiệu quả, đồng thời luyện tập thao tác nghe và phản hồi lại nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON