YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 86 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 86 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây nhằm giúp các em nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

1.1. Khái niệm

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

- Nghĩa hàm ẩn là phần thông bảo không được thể hiện trực tiếp bằng tử ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn để cập đến.

1.1.2. Ví dụ minh họa

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

(Tục ngữ)

- Nghĩa tưởng minh: Nếu bỏ cộng súc ra mải một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim.

- Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngũ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, “nên kim”. Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày.

1.2. Chức năng của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương

1.2.1. Khái niệm

- Từ ngữ toàn dân là tử ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

1.2.2. Chức năng và giá trị

- Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu tử với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.

- Ví dụ: 

Dùng lại đây bắt một mở chim đi, tía!

(Đoản Giỏi, Đất rừng phương Nam)

=> Nhận xét: Màu sắc Nam Bộ hiện ra rõ nét qua từ “tía” trong lời thoại của nhân vật.

Bài tập minh họa

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.

 

Lời giải chi tiết:

* Tác phẩm:

“Một ngày nọ, A tình cờ gặp người lạ, người ấy đưa cho anh ta một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.

A ngây thơ tin là thật, liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn, thản nhiên lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay lên đánh A một bạt tai. Nào ngờ anh chàng ấy vẫn còn tự tin đáp trả:

- Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng chẳng nhìn thấy tôi.”

* Nghĩa hàm ẩn: Những việc làm mang mục đích tư lợi cá nhân thường khó tránh khỏi sơ xuất, lừa mình dối người vốn là việc dại dột nhất.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 86, các em cần nắm:

- Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.

- Phân tích được chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 86 sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF