YOMEDIA
NONE

Con rắn vuông - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em thực hành phân tích một tác phẩm truyện cười cụ thể, HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Con rắn vuông thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Đồng thời, bài học sẽ giúp các em rút ra được bài học cụ thể về những thói quen xấu trong cuộc sống và xã hội. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại

- Tác phẩm Con rắn vuông thuộc thể loại truyện cười.

1.1.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004).

1.1.3. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm Con rắn vuông kể về câu chuyện một anh nọ có tính nói khoác. Một hôm anh ta khoe với vợ về một con rắn bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước. Biết tính chồng nên chị vợ lí lẽ đến cùng với anh. Cuối cùng anh bảo con rắn dài đúng hai mươi thước. Chị vợ cười bò cho rằng bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước thì đó là con rắn vuông.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống gây cười

- Tính nói khoác của người chồng:

+ Thấy một con rắn… Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

+ Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.

+ Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước

+ Không tám mươi thì cũng sáu mươi

+ Không đến sau mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước

+…con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

- Người vợ biết tính chồng, trêu một mẻ để chồng nói ra sự thật.

=> Nhận xét: Hành động nói khoác liên tiếp của người chồng bị vợ vạch trần “Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra con rắn vuông bốn góc à”.

Truyện cười Con rắn vuông

Truyện cười Con rắn vuông

1.2.3. Bài học rút ra

- Phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc.

- Không nên nói khoác lác, phóng đại sự việc mà phải trung thực, tôn trọng sự thật.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện phê phán những kẻ có tính khoác lác, khoe khoang. Câu chuyện là một lớp đối thoại lí thú giữa người chồng có tính khoác lác với người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Truyện tạo tình huống trào phúng.

- Sử dụng các biện pháp tu từ cùng lối nói chơi chữ tạo tiếng cười cho người đọc.

Bài tập minh họa

Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các truyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

 

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Các nhân vật trong hai chuyện cười trên đều gây cười và tạo nên các tình huống châm biếm bằng cách sử dụng những lời đối đáp.

- Khác nhau về tình huống truyện:

+ Trong truyện Khoe của, cả hai nhân vật đều có thói khoác lác, hay khoe.

+ Trong truyện Con rắn vuông, chỉ có nhân vật người chồng mới hay nói khoác. Người vợ biết tính chồng, để tạo nên yếu tố gây cười, tác giả để người vợ trêu chọc lại chồng và để người chồng tự thể hiện ra sự vô lý trong lời nói của mình, tự nhận ra tính cách đáng phê phán của mình.

Lời kết

Học xong bài Con rắn vuông, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Soạn bài Con rắn vuông - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu chuyện Con rắn vuông với hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người. Nhờ đó, đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Con rắn vuông - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Con rắn vuông

Qua truyện cười Con rắn vuông, các tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị. Vậy nên, từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF