Nhằm giúp các em chuẩn bị bài chu đáo hơn trước khi đến lớp với bài học Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em có thêm bài soạn hay.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thực hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
- Dùng từ ngữ có lác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát...
- Dùng câu nối.
2. Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Câu 1: Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì.
Ngữ liệu a, b, c SGk trang 53, 54
- Gợi ý:
- Ngữ liệu a
- Từ ngữ lên kết: Nói như vậy.
- Quan hệ ý nghĩa: suy luận giải thích (Thay thế cho nội dung của đoạn trên.)
- Ngữ liệu b
- Từ liên kết: Thế mà
- Quan hệ ý nghĩa: Biểu hiện sự tương phản đối lập.
- Ngữ liệu c
- Từ ngữ liên kết: cũng, nối đoạn 2 và đoạn 1; Tuy nhiên nối đoạn 3 và đoạn 2 (từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn)
- Quan hệ ý nghĩa: ý liệt kê và có ý tưởng phân đoạn 2 và 3 (cũng (quan hệ liệt kê, tăng tiến), tuy nhiên (quan hệ đối lập tương phản).)
- Ngữ liệu a
Câu 2: Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong nghoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
Ngữ liệu a, b, c, d SGK trang 54, 55
- Gợi ý:
- Ngữ liệu a: Từ đó
- Ngữ liệu b: Nói tóm lại
- Ngữ liệu c: Tuy nhiên
- Ngữ liệu c: Thật khó trả lời.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Sau đó, phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng.
- Đoạn văn gợi ý
Khi bọn cai lệ nói năng thô tục, chị Dậu gọi chúng lài; “các ông”, xưng là “cháu”, “nhà cháu”. Hai lần chị xin chúng: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”... “Nhà cháu đã không có... xin ông trông lại”. Lần thứ ba, chị van lạy chúng: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
Như vậy, người nông dân khốn khổ ấy đã cố kìm nén, cố chịu đựng mọi đau khổ kể cả bị sỉ nhục, bị chửi bới. Phần vì tình thương chồng, phần cũng vì tôn trọng luật pháp; nể sợ người nhà nước đang thi hành nhiệm vụ. “Nước” cố giữ mình trong khuôn khổ tự nhiên, trong phép tắc của xã hội, của trật tự trên dưới. Thái độ ấy của chị Dậu đáng thông cảm biết bao!
- Từ ngữ làm phương tiện liên kết giữa hai đoạn: Như vậy.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Liên kết các đoạn văn trong văn bản để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Hỏi đáp về bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.