YOMEDIA
NONE

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 5 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trong Bài 5: Những câu chuyện hài, các em đã được học các kiến thức về các đặc trưng thể loại thể loại hài kịch và truyện cười, thực hành tiếng Việt và kĩ năng Viết, Nói và nghe. Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại những kiến thức trên, HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 5 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Ngoài ra, để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 5. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại đặc điểm cơ bản của hài kịch và truyện cười

- Hài kịch:

+ Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cười.

+ Nhân vật chính trong hải kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ.

+ Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch.

+ Các thủ pháp trào phúng thường được sử dụng trong hài kịch như: tạo tình huống kịch tính, cải trang; dùng điệu bộ gây cười;...

- Truyện cười:

+ Dung lượng tác phẩm truyện cười thường ngắn.

+ Cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch li trong đời sống,....

+ Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ.

+ Nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu.

+ Ngôn ngữ truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý.

1.2. Ôn tập thực hành tiếng Việt

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc.... 

Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.

Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ ngữ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng cầu.

1.3. Ôn lại cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.

Thân bài:

+ Làm rõ vấn đề nghị luận.

+ Trình bày ý kiến phê phán, nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh.

Kết bài: Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 5 - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Lời giải chi tiết:

Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài: Tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười, dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ…

 

Câu 2: Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Lời giải chi tiết:

Vai trò của tiếng cười với cuộc sống con người:

- Mang lại niềm vui, mục đích giải trí.

- Phê phán, châm biếm – mỉa mai, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

 

Câu 3: Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Lời giải chi tiết:

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán: thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

 

Câu 4:

“Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”. 

(Phương Lựu – Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Lời giải chi tiết:

Ý kiến “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” đã diễn tả chính xác về các hình thức của tiếng cười trong truyện hài kịch, truyện cười. Tiếng cười trong hài kịch thường phê phán những nhân vật hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Nhân vật ông Giuốc-đanh trong “Trưởng giả học làm sang” là một nhân vật điển hình. Vì muốn trở thành quý tộc, ông đã tự biến mình thành kẻ ngu dốt hài hước bị mọi người xung quanh lợi dụng. Còn tiếng cười trong truyện cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người. Nhân vật chủ cửa hàng trong Treo biển, hay nhân vật anh có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới là những nhân vật đáng bị phê phán, chế giễu. Tóm lại, tiếng cười không chỉ có vai trò giải trí mà còn có mục đích chế ngự cái xấu trong xã hội.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn văn tóm tắt Củng cố, mở rộng Bài 5

3. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 5 - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF