YOMEDIA
NONE

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 3 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trong Bài 3: Vẻ đẹp cổ điển, các em đã học các kiến thức về các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận, đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn thường gặp, cách viết một bài văn phân tích và thảo luận về một vấn đề trong đời sống. Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức trên, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 3 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 3. Mời các em cùng tham khảo

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận

- Luận đề là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận.

- Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận.

1.2. Ôn tập thực hành tiếng Việt

Đoạn văn diễn dịch: Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiế theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quá nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

1.3. Ôn lại cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Nêu được vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn.

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 3 - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:

Lời giải chi tiết:

 

Câu 2: Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 3: Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Một bài văn nghị luận có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ:

- Luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu

- Luận điểm cần đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục

- Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục

 

Câu 4: Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.

- Khác nhau:

+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.

 

Câu 5: Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.

- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

- Luận điểm:

+ Ngọt ngào là hạnh phúc

+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 

- Các kiểu đoạn văn:

+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch.

+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp.

+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp.

+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch.

+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp.

+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn văn tóm tắt Củng cố, mở rộng Bài 3

3. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 3 - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON