YOMEDIA
NONE

Soạn bài Câu trần thuật - Ngữ văn 8

Qua bài học giúp các em hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
 

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Câu trần thuật có đặc điểm hình thức: khi viết, thường kết thúc câu bằng dấu chấm, nhưng đôi khi dùng dấu chấm than hoặc chấm lửng. 
  • Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Đó là chức năng dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả... Ngoài ra, nó còn có chức năng yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:

a) (1) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (2) Tôi thương lắm. (3) Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) (1) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng lên:

- (2) Cây bút đẹp quá! (3) Cháu cảm ơn ông! (4) Cảm ơn ông!

(Cây bút thần)

  • (a): Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu (1) dùng để kể, hai câu còn lại dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
  • (b): Câu (1) là câu trần thuật (dùng để kể), câu (2) là câu cảm thán (dùng để bộc lộ cảm xúc), hai câu còn lại đều là câu trần thuật (bộc lộ sự biết ơn của Mã Lương).

Câu 2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

  • "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?" là Câu nghi vấn.
  • "Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ" là câu trần thuật
  • Hai câu khác nhau về kiểu câu song hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động đối với nhà thơ, khiến nhà thơ cảm thấy bối rối, không biết làm sao.

Câu 3. Ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.

a) Anh tắt thuốc lá đi!

b) Anh có thể tắt thuốc lá được không?

c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

  • Xác định kiểu câu:
    • Câu (a): là câu cầu khiến.
    • Câu (b): là câu nghi vấn.
    • Câu (c): là câu trần thuật.
  • Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái Câu (c), (b) có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?

a) Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Thạch Sanh)

b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

  • Câu (a) , (b) đều là câu trần thuật.
  • Các câu này dùng để:
    • Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.
    • Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 5. Đặt câu trần thuật để xin lỗi, hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

  • Hứa hẹn: Tôi hứa sẽ có mặt đúng giờ.
  • Xin lỗi: Mình thành thật xin lỗi cậu vì sự việc ngày hôm qua.
  • Cảm ơn: Em xin cảm ơn anh.
  • Chúc mừng: Chúc mừng sự thành công của cậu.
  • Cam đoan: Tôi xin cam đoan những điều tôi nói trên đây là đúng.

Câu 6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu:

  • Có thể viết một đoạn đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa hai người bạn, giữa bố mẹ với con cái, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…Ví dụ:

- Mẹ ơi! Bạn Lan lớp con xin cô giáo cho nghỉ học cả tháng nay rồi.

- Bạn nghỉ vì lí do gì?

- Dạ! Mẹ bạn ấy ốm nặng lắm ạ!

- Trời ơi! Khổ thân con bé! Thể nào, mẹ thấy dạo này nó ít sang chơi. Chiều nay mẹ tan ca sớm, mẹ sẽ cùng con đến bệnh viện thăm mẹ bạn ấy.

- Không nên đi trước 5 giờ. Bởi lúc ấy bệnh viện mới cho người nhà vào thăm mẹ ạ!

Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Câu trần thuật.

3. Hỏi đáp về bài Câu trần thuật

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON