YOMEDIA
NONE

Soạn bài Câu cảm thán - Ngữ văn 8

Qua bài học giúp các em nắm đặc điểm, hình thức và chức năng của Câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huông giao tiếp và vận dụng vào làm bài tập.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Câu cảm thán có từ ngữ cảm thán (như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết hao, xiết bao, biết chừng nào...) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay trong ngôn ngữ văn chương; thường kết thúc câu bằng dấu chấm than. 
  • Nắm vững chức năng của câu cảm thán: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của ngưòi nói (viết).

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?

a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Phạm Duy Tốn)

b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

(Tô Hoài)

  • Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau mới là câu cảm thán:
    • Than ôi! Lo thay! Nguy thay! 
    • Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
    • Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Câu 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

a)              

 Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

(Ca dao)

b)                                     

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

 (Chinh phụ ngâm khúc)

c)                                      

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.

(Chế Lan Viên, Xuân)

d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

  • Nghĩa biểu cảm thể hiện trong các câu trên là:
    • a) Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.
    • b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.
    • c) Đây là tâm trạng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống (khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than).
    • d) Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.
  • Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán.

Câu 3. Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:

a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.

b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc.

  • a) Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao!
  • b) Chao ôi! Rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển!

Câu 4. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. 

  • Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn. 
  • Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo... có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than.
  • Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than.

Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Câu cảm thán.

3. Hỏi đáp về bài Câu cảm thán

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF