YOMEDIA
NONE

Viết đơn - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em biết viết đơn đúng qui định (theo mẫu hoặc không theo mẫu).

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khi nào cần viết đơn?

a. Xét ví dụ:

  • Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?

Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.

Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.

Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.

Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.

→ Từ 4 ví dụ trên, các em có thể rút ra nhận xét sau: khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết, ta viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để giải quyết.

  • Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
1. Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em. - Đơn trình báo hoặc tường trình về việc mất chiếc xe đạp (gửi công an).
2. Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học. - Đơn xin học lớp Nhạc và Họa của trường (gửi Ban Giám Hiệu)
3. Trong giờ học toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng. - Không viết đơn mà viết bản kiểm điểm.
4. Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến. - Đơn xin chuyển trường (gửi Ban Giám Hiệu trường mới và cũ) 

1.2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn

a. Các loại đơn: hai loại.

  • Đơn theo mẫu
    • Ví dụ: Đơn xin học nghề, đơn xin việc, đơn đăng kí dự thi,...
  • Đơn không theo mẫu
    • Ví dụ: Đơn xin phép nghỉ học, đơn xin miễn giảm học phí,...
  • Phân biệt điểm giống và khác nhau của đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu
  Đơn theo mẫu Đơn không theo mẫu
Giống nhau

- Có quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên đơn.

- Tên người hoặc tên tổ chức nhận đơn.

- Tên người viết đơn (địa chỉ, tuổi, nghề nghiệp).

- Lí do viết đơn.

- Ngày, tháng, năm, nơi viết đơn, chữ kí của người viết.

Khác nhau - Người viết chỉ cần điền  những từ, câu thích hợp vào chỗ có dấu (...) phải chú ý đọc để viết đúng. - Người viết phải tự nghĩ ra nội dung để trình bày.

b. Những phần không thể thiếu trong đơn:

  • Phần mở đầu và kết thúc
  • Đơn gửi ai? (cơ quan, tổ chức hay cá nhân)
  • Ai gửi đơn? (cá nhân hay tập thể)
  • Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

1.3. Cách thức viết đơn

a. Viết theo mẫu

  • Người viết chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. Chú ý đọc kĩ để trả lời cho đúng yêu cầu của từng mục trong đơn.

b. Viết không theo mẫu

Viết đơn không theo mẫu vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định. Người ta thường viết đơn theo các mục sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  • Địa điểm làm đơn và ngày ... tháng ... năm ...
  • Tên đơn: Đơn xin...
  • Nơi gửi: Kính gửi: ...
  • Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
  • Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị).
  • Cam đoan và cảm ơn.
  • Kí tên.
  • Ghi nhớ:

    • Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
    • Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
  • Lưu ý:

    • Đơn không theo mẫu thường phải viết bằng tay, không nên dùng bản in.
    • Tên đơn bao giờ cũng viết in hoặc bằng khổ chữ to.
    • Khi viết đơn cần chú ý trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa và cân  đối theo một số hạng mục: các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, nơi gửi, nội dung đơn mỗi phần cách nhau 2 - 3 dòng không viết sát lề giấy, không để phần trên hoặc phần dưới trang giấy khoảng trống quá lớn.
    • Tên người (hoặc cơ quan, tổ chức) nhận đơn, tên người viết đơn, mục đích, lí do và nguyện vọng là phần quan trọng nhất của đơn cần trình bày sự việc một cách rõ ràng, thành thực, lí do và nguyện vọng phải chính đáng.

Bài tập minh họa

Đề bài: Viết đơn xin vào Đội

Gợi ý:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

.........., ngày ... tháng ... năm ...

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban phụ trách Đội trường ...................

- Ban chỉ huy liên đội

Em tên là ...................................................................................................................

Sinh ngày ..................................................................................................................

Học sinh lớp ................................. Trường ................................................................

Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước.

Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:

- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

- Tuân theo Điều lệ Đội.

- Giữ gìn danh dự Đội.

             Người làm đơn

3. Soạn bài Viết đơn

Để nắm được bài, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết đơn.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON