Bài học Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích nằm trong bộ sách Ngữ văn mới - Kết nối tri thức nhằm giúp các em biết cách đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện vì đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1.1. Yêu cầu khi viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích
1.2. Phân tích bài viết tham khảo
1.3. Thực hành viết theo các bước
4. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
5. Hỏi đáp bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
6. Một số văn mẫu bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Tóm tắt bài
1.1. Yêu cầu khi viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
1.2. Phân tích bài viết tham khảo
Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh:
- Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất (xưng "ta", nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua).
- Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.
- Kể theo diễn biến chính của truyện gốc, có sáng tạo thêm (lời kể, một số chi tiết,...).
- Tập trung khai thác thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.
1.3. Thực hành viết theo các bước
a. Trước khi viết:
* Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng:
- Khi đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, em có thể chọn những từ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,... của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.
* Chọn lời kể phù hợp:
- Khi kể lại chuyện trong vai một nhân vật cụ thể, em cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...).
- Tính chất lời kể vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,... cũng cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.
* Ghi những nội dung chính của câu chuyện:
- Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc.
- Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.
- Có thể tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.
* Lập dàn ý: Sau khi đã chuẩn bị theo các bước như trên, hãy lập một dàn ý cho bài viết theo gợi ý dưới đây:
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1.
- Sự việc 2.
- Sự việc 3.
- ...
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
b. Viết bài:
Khi viết bài, cần lưu ý:
- Nhất quán về ngôi kể: Trong bài này, em sẽ vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất để lể lại câu chuyện.
- Kể lại câu chuyện: Dựa vào truyện gốc (nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ,...) nhưng hãy cố gắng sáng tạo ở những chỗ cho phép (chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung; gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,...).
c. Chỉnh sửa bài viết:
Xem lại và chỉnh sửa bài viết theo một số gợi ý sau đây:
- Rà soát để bảo đảm sự chính xác và thống nhất về người kể chuyện, ngôi kể, từ ngữ, xưng hô. Nếu chưa chính xác và thống nhất, cần chỉnh sửa.
- Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ truyện gốc; kiểm tra tính chính xác của chúng. Nếu chưa chính xác thì cần sửa lại cho đúng với truyện gốc.
- Kiểm tra tính hợp lí, nhất quán giữa các chi tiết được sáng tạo thêm với truyện gốc (quan hệ nhân quả, trật tự thời gian,...). Nếu chưa phù hợp, cần sửa lại.
- Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ truyện gốc; kiểm tra tính chính xác của chúng. Nếu chưa chính xác thì cần sửa lại cho đúng với truyện gốc.
- Rà soát trình tự lô-gic và sự kết nối giữa các chi tiết, các đoạn, các phần. Chỉnh sửa nếu chưa hợp lí.
- Kiểm tra các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.
- Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy đóng vai một nhân vật cụ thể nào đó kể lại một truyện cổ tích mà em thích.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn truyện mà em nắm rõ nội dung nhất.
- Lưu ý khi kể lại truyện phải xưng tôi (đóng vai nhân vật em thích).
b. Lời giải chi tiết:
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt nó đi thì tôi đã nói với bà:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để tôi lại nuôi, đặt cho cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi liền hóa thành Sọ Dừa nằm đấy. Có thức ăn nào ngon đều giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà lão sửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông.
Mẹ tôi về nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ rằng mình sẽ sắm đủ lễ vậy. Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua truyền chiếu sai tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
(Sưu tầm)
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được các bước viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.
Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Bài học Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn của bản thân. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
- Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
- Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích tóm tắt
Hỏi đáp bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số văn mẫu bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Để rèn luyện kĩ năng viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247