Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) nằm trong bộ sách mới - Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nhận diện và phân tích được trạng ngữ trong văn nói và văn viết. Hy vọng rằng bài học này sẽ giúp các em có thêm tài liệu để chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm về trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,...) của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Như thế nào?
- Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu. Nhưng trong giao tiếp, ở những câu cụ thể, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ làm cho câu thiếu thông tin, thậm chí thiếu thông tin chính hoặc không liên kết được với các câu khắc.
1.2. Các loại trạng ngữ
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi "ở đâu?". Ví dụ về trạng ngữ nơi chốn: Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.
-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn là: "Trong bếp".
- Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Ví dụ: Tối qua, Lan học bài chăm chỉ.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian là "Tối qua".
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu? Ví dụ: Vì tắc đường, tôi đi làm muộn.
-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là "Vì trời rét".
- Trạng ngữ chỉ mục đích nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Ví dụ: Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.
-> Trạng ngữ chỉ mục đích là "Để được mẹ khen".
- Trạng ngữ chỉ phương tiện nó được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu. Ví dụ cụ thể: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.
-> Trạng ngữ chỉ phương tiện là "Bằng giọng nói ấm áp".
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn truyện em nắm rõ nội dung nhất.
- Lưu ý sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian phù hợp để liên kết các câu trong đoạn văn.
b. Lời giải chi tiết:
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian là: "Trong đêm giao thừa, trời rét mướt".
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Bước đầu nhận diện và phân tích được trạng ngữ trong một văn bản cụ thể.
+ Trau dồi kiến thức tiếng Việt cho bản thân.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) nhằm giúp các em bước đầu nhận biết được trạng ngữ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247