YOMEDIA
NONE

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người - Ngữ văn 6

Qua bài soạn giúp các em biết cách tìm hiểu để, lập dàn bài và viết một bài văn miêu tả người hoàn chỉnh.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm văn miêu tả
    • Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,...;
    • Làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
  • Bố cục của bài văn tả người thường có 3 phần:
    • Mở bài: Giới thiệu người được tả;
    • Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...;)
    • Kết bài: Nhận xét và nêu cảm nghĩ của người viết.

2. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6

2.1. Đề bài

Nội dung bài viết này là tả người, có thể tham khảo các đề bài sau đây:

Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:

- Lúc em ốm.

- Khi em mắc lỗi.

- Khi em làm được một việc tốt.

Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Đề 4*: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.

Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tùy theo ý thích của bản thân mình.

2.2. Hướng dẫn lập dàn ý

Đề 1: Tả về mẹ:

  • Mở bài: Giới thiệu về người em định tả (Mẹ em).
  • Thân bài:
    • Tả chung về mẹ: nhẹ nhàng, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người.
    • Tả chi tiết:
      • Hình dáng
      • Khuôn mặt: vầng trán cao; đôi lông mày cong cong; đôi mắt mẹ đẹp, đen và biết cười; mũi mẹ hơi cao rất hợp với khuôn mặt; nụ cười tỏa nắng, hàm răng trắng đều.
      • Mái tóc
      • Bàn tay
      • Tính cách: mẹ hiền lành và dịu dàng.
      • Hoạt động: Mẹ rất khéo tay trong việc trang trí nhà cửa, cắm hoa và nấu ăn. Đặc biệt là món canh cá… Ngoài ra, mẹ còn hay hướng dẫn em học bài và cho em đi chơi cuối tuần.
  • Kết bài: Cảm xúc của em đối với mẹ và hứa với mẹ điều gì đó.

Đề 2: Miêu tả hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:

  • Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ và nêu vấn đề khi em mắc lỗi. (Khi em cãi lại mẹ).
  • Thân bài:
    • Tả một vài chi tiết về mẹ.
    • Tả tình huống em mắc lỗi: em làm rơi đĩa không chịu nhận lỗi, mẹ mắng em còn cãi lại mẹ.
    • Tả mẹ khi em cãi mẹ:
      • Mẹ im lặng, không nói.
      • Vô cùng ngạc nhiên khi em cãi lại mẹ.
      • Ánh mắt mẹ rất buồn.
  • Kết bài: Em nhận ra lỗi lầm và xin lỗi mẹ. Hứa từ sau không thế nữa.

Đề 3: Tả lại hình dáng một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

  • Mở bài: Giới thiệu về người định tả.
  • Thân bài:
    • Tả chung chung: đoán cụ bao nhiêu tuổi, trông như thế nào?
    • Tả chi tiết:
      • Mái tóc
      • Đôi lông mày
    • Tả hoạt động câu cá:
      • Cụ tỉ mỉ cho mồi câu cá vào cần cầu, nhẹ nhàng vung cần cầu xuống hồ.
      • Dáng cụ ngồi tĩnh lặng, thở nhẹ để không làm cá giật mình.
      • Thỉnh thoảng, thấy cái cần câu nhúc nhích, cụ nhanh chóng giật mạnh cần câu.
      • Cụ vui mừng, hồ hởi vì cá đã cắn câu.
  • Kết bài: Nhận xét về cụ.

Đề 4: Miêu tả một lực sĩ cử tạ

  • Mở bài: Giới thiệu người định tả (lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn.)
  • Thân bài:
    • Tả chung về lực sĩ cử tạ: khỏe khoắn, tay chân săn chắc.
    • Tả chi tiết:
      • Hình dáng
      • Khuôn mặt
      • Nụ cười
      • Làn da
      • Tính cách
      • Hoạt động: mỗi lần nhấc cử tạ, anh cố gắng hết sức, gồng tay lên để nhấc tạ; có lúc anh căng thẳng tâm lý khiến động tác kĩ thuật thiếu chính xác.
      • Anh giành huy chương vàng khi vượt qua mức cử tạ 146 kg ở lần đầu tiên và 149 kg ở lần thứ hai.
  • Kết bài: Cảm xúc của em đối với anh Kim Tuấn.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài tập làm văn số 6 để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hỏi đáp về bài Viết bài tập làm văn số 6 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON