Qua bài soạn giúp các em nắm được nội dung gây cười của treo biển và ý nghĩa mà câu chuyện cười này muốn truyền tải.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ý nghĩa
- Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ
- Có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi làm việc.
1.2. Nghệ thuật
- Tạo tình huống gây cười.
2. Soạn bài Treo biển
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng (“Ớ đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
- Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng: "Ở đây có bán cá tươi", có ba yếu tố:
- Yếu tố 1: "ở đây" → Nói về địa điểm.
- Yếu tố 2: "có bán" → Nói về tính chất công việc giao dịch (bán khác nhau, hay chế biến).
- Yếu tố 3
- "cá" → Nói về chủng loại mặt hàng.
- "cá tươi" → Nói về chất lượng mặt hàng (tươi khác với ươn).
Câu 2. Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
Có bốn ý kiến
- Ý kiến thứ nhất: Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải để biển bán cá tươi.
→ Ý kiến này đề nghị bỏ chữ tươi ⇒ Tức là bỏ mất thông báo về chất lượng mặt hàng, điều mà khách hàng quan tâm đầu tiên ⇒ Tấm biển còn lại: ở đây có bán cá.
- Ý kiến thứ hai: người ta chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải để ở đây.
→ Ý kiến này đề nghị bỏ thêm từ "ở đây" tức là bỏ mất thêm một thông tin về địa điểm bán cá, thiếu địa điểm cụ thể, người mua sẽ rất lúng túng ⇒ Tấm biển chỉ còn: có bán cá.
- Ý kiến thứ ba: Ớ đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”
→ Ý kiến này đề nghị bỏ thêm từ có bán ⇒ Tức là bỏ mất thêm thông tin tính chất của hoạt động giao dịch. Người mua sẽ phân vân ở đây bán? Hay mua? Hay chế biến? ⇒ Tấm biển chỉ còn từ cá.
- Ý kiến thứ tư: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy cá, ai chẳng biết là bán cá, mà còn đề biển làm gì nữa.
→ Với ý kiến thứ tư, thì tấm biển đã bị “hết đời”.
⇒ Cả bốn người góp ý đều vui vẻ chân tình, song các ý kiến của họ, thiên về lối bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở khoa học - Từ một tấm biển đầy đủ thông tin về các phương diện bị xoá dần - xoá dần và mất hẳn.
Câu 3. Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- Đọc truyện này chi tiết làm ta buồn cười đó là thái độ của nhà hàng trước sự góp ý của mọi người. Nhà hàng không hề có sự suy nghĩ hay phản bác gì cả mà lại nhanh nhảu làm theo như một cái máy.
- Nhưng buồn cười nhất là hành động cất đi cái biển của nhà hàng, vô lí đến thế mà nhà hàng vẫn làm theo.
Câu 4. Ý nghĩa của truyện
- Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Treo biển để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi. Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu và phản bác những ý kiến của bốn người như thế nào, hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao?
- Nếu em là nhà hàng em có thấy rằng ý kiến của người thứ nhất là tạm chấp nhận được. Vì tấm biển dựng lên đã thay cho hai chữ ở đây rồi. Còn các góp ý hai, ba, bốn là không thể chấp nhận được.
- Nếu làm lại tấm biển ta có thể đề như sau: Nhà hàng bán cá tươi.
- Qua truyện này ta thấy rằng khi dùng từ phải đúng với sự vật, với nội dung cần diễn đạt.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Treo biển
Truyện “Treo biển” là một ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa giáo dục dưới hình thức cười cợt nhẹ nhàng, phê phán thái độ dao động, phụ thuộc vào người khác, làm mất đi chủ kiến của mình. Để có thể lập được dàn ý và viết một bài văn phân tích hoặc kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh, đúng hướng, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Treo biển
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.