YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt - Ngữ văn 6

Thông qua phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản, giúp các em ôn lại kiến thức phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 6, tập 2.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Các từ loại 

  • Danh từ.
  • Động từ.
  • Tính từ.
  • Số từ.
  • Lượng từ.
  • Phó từ.
  • Chỉ từ.

1.2. Các phép tu từ 

  • Nhân hóa.
  • So sánh
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ

1.3. Các kiểu cấu tạo câu

  • Câu đơn
    • Câu không có từ là
    • Câu có từ là
  • Câu ghép.

1.4. Các dấu câu

  • Dấu kết thúc câu
    • Dấu chấm
    • Dấu hỏi.
    • Dấu cảm.
  • Dấu phân cách giữa các bộ phận câu
    • Dấu phẩy.

2. Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt

Câu 1: Tập viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật.

Ví dụ

Ôi ! Xuân đã về ! Xuân về mang cái không khí rộn ràng ngày Tết đến mọi nhà ! Vui quá ! Khi xuân đến, mọi thứ bước sang một trang mới. Em lớn thêm một tuổi. Ai cũng thích mùa xuân phải không nào ? Những ngày nghỉ lễ để chúng ta nghỉ ngơi thư giãn để có thêm năng lượng. Nhà nào cũng tấp nập người ra vào chuẩn bị trang trí nhà cửa. Những cành mai vàng, đào đỏ tô điểm thêm màu sắc sặc sỡ mùa Tết. Ôi ! Tết thật vui !

Câu 2: Tìm những ví dụ minh họa cho các từ loại, các phép tu từ và các kiểu cấu tạo câu đã học.

Gợi ý

  • Các từ loại:
    • Danh từ
      • Ví dụ: Mai, xuân, hè, ghế, bàn, quần áo...
    • Động từ
      • Ví dụ: đi, ngồi, chạy, ăn, đưng,...
    • Tính từ
      • Ví dụ: xanh, gầy, cao, thẳng, mập, trắng...
    • Số từ
      • Ví dụ: hai cái ghế, ba cái bàn, năm bộ quần áo...
    • Chỉ từ
      • Ví dụ: này, đó, kia, nọ, đấy...
    • Phó từ
      • Vẫn, sẽ, đang...
    • Lượng từ
      • Tất cả, từng, mọi...
  • Các phép tu từ
    • Phép so sánh
      • Ví dụ: "Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan".
    • Phép nhân hóa
      • Ví dụ: "Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng râu cày với ta/ Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy ai mà quản công".
    • Phép ẩn dụ
      • Ví dụ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè,/ Đầu t­ường lửa lựu lập loè đơm bông."
    • Phép hoán dụ
      • Ví dụ: "Bàn tay ta làm lên tất cả/ Có sức ng­ười sỏi đá cũng thành cơm"
  • Các kiểu cấu tạo câu
    • Câu ghép
      • Ví dụ: Nó không những học giỏi mà nó còn rất chăm chỉ.
    • Câu đơn
      • Câu đơn có từ là
        • Ví dụ: Ngày mai là ngày đẹp trời.
      • Câu đơn không có từ là
        • Ví dụ: Buổi tối anh ta không đến được.

3. Hỏi đáp về bài Tổng kết phần Tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE

Soạn văn liên quan

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF