YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được biện pháp tu từ nhân hóa trong một văn bản cụ thể. Bên cạnh đó, bài soạn này còn giúp các em biết cách lựa chọn cấu trúc câu phù hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng

- Lựa chọn cấu trúc câu: Câu tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.

- Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

+ Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến. 

+ Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể sinh động hơn.

1.2. Biện pháp tu từ nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

- Các kiểu nhân hóa:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

+ Trò chuyện với vật như với người

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9)

Câu 1. Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau:

[...] "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng".

a. Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phân vị ngữ trong đoạn văn.

Trả lời:

a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây." và "Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thớm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước sân nhà.".

b. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: Nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 3. Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu: "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Trả lời:

- Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.

Câu 4. Viết một câu văn sử đụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Trả lời:

- Những ngày hè oi ả, các bác nông dân vẫn đang cần mẫn trên cánh đồng người thì nhổ mạ, người thì cấy lúa.

Câu 5. Đọc đoạn văn sau:

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.

a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn đó.

Trả lời:

a. Từ ngữ nhân hóa: khói vui, ngọn lửa nhảy nhót reo vui.

b. Tác dụng:

- Làm cho câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh các hình tượng khói, ngọn lửa, giúp các sự vật hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm 

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời:

Hè đến, tôi được ra nhà bác ở biển Diêm Điền chơi. Đó là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui. Tôi đã vô cùng sung sướng khi đứng trước không gian bao la. Sóng biển vỗ vào bờ. Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước. 

Chú thích:

- Nhân hóa: in đậm

- Câu có nhiều vị ngữ: gạch chân.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON