YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) thuộc sách Cánh diều dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận biết chủ ngữ, biết cách mở rộng chủ ngữ. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) tóm tắt

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Chủ ngữ là gì?

- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?. Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

1.2. Mở rộng chủ ngữ

- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6)

Câu 1. Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy: mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã.

Trả lời:

- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại.

- Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã.

Câu 2. Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

Trả lời:

- Qua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn: bóng bẩy, đầy đặn, mập mạp, khỏe khoắn,…

Câu 3. Các thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

Trả lời:

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" sử dụng các bộ phận đuôi và 6 tay thay vì các bộ phận cẳng và 2 tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay".

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" phù hợp hơn với loài dễ, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân.

Câu 4. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng đần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

Trả lời:

Những cụm danh từ là: 

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b. Những gã xốc nổi

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 5: Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Trả lời:

Thành phần trước

Thành phần trung tâm

Thành phần sau

những cái vuốt ở chân, ở khoeo
những xốc nổi
hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành cây xanh tươi
rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

- Tác dụng: phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói).

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Tô Hoài đã xây dựng thành công hình tượng các loài vật, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn, trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. Dế Mèn được miêu tả với dáng vẻ khỏe khoắn, bóng bẩy, cường tráng “cho ra kiểu cách con nhà võ”. Hình dáng ấy đã tạo cho nhân vật lối oai vệ, liều lĩnh, tính cách ngông cuồng, hung bạo vô cùng. Dế Mèn không coi ai ra gì: quát mấy chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó, dạy dỗ Dế Choắt rồi trêu chị Cốc. Cho đến tận khi Dế Choắt vì trò đùa dại của Dế Mèn mà chết oan, người anh hùng ngông cuồng, xốc nổi ấy mới nhận ra sự dại dột của mình. Lúc ấy hắn mới ân năn hối hận nhưng đã không kịp nữa rồi.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6). Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Bài 6)

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Đặt câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cụm danh từ đó bằng cách in đậm.

Trả lời:

- Đặt câu có cụm danh từ làm chủ ngữ:

  • Chàng Thạch Sanh dũng cảm đã tiêu diệt chằng tinh, giúp dân làng thoát nạn.
  • Những cánh đồng lúa chín trải dài trên khắp miền quê
  • Chùm hoa phượng vĩ đỏ rực tô điểm cho mùa hè thật rực rỡ

- Đặt câu có cụm danh từ làm vị ngữ

  • Tôi luôn nhớ về những ngôi nhà xinh đẹp bên bờ biển
  • Nhà em có một chú mèo đáng yêu
  • Tôi rất sợ những đêm đông lạnh giá

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON