Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) nằm trong sách Ngữ văn 6 Cánh diều dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em hiểu hơn về thành ngữ, phân tích được công dụng của dấu chấm phẩy. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Tìm hiểu về thành ngữ
- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
1.2. Công dụng của dấu chấm phẩy
- Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
1.3. Biện pháp tu từ so sánh
- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4)
Câu 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d.
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng … (Nguyễn Đăng Mạnh)
Trả lời:
a. Gióng lớn nhanh như thổi “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)
- Lớn nhanh như thổi: người hoặc sự việc lớn lên rất nhanh.
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. (Tô Hoài)
- Hôi như cú mèo: không sạch sẽ, có mùi hôi hám.
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
- Cá chậu chim lồng: chịu cảnh tù túng, mất tự do.
d.
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
- Bể cạn đá mòn: thiên nhiên nhiều thay đổi.
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Buôn thúng bán bưng: buôn bán nhỏ lẻ, vốn liếng không đáng kể.
Câu 2. Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tổ có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Trả lời:
- Lúng túng như gà mắc tóc: mất bình tĩnh, cảm thấy bối rối.
- Nhát như thỏ đế: nhát gan, rụt rè.
- Chắc như đinh đóng cột: chắc chắn, không có gì thay đổi được.
- Đắt như tôm tươi: đắt hàng, được nhiều người mua.
- Nhanh như chớp: rất nhanh, chưa kịp nhìn thấy đã biến mất...
Câu 3. Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở môi về). Ví dụ: cá - chim, chậu - lồng; bể- non, cạn - mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Trả lời:
- Lên thác xuống ghềnh: mang ý nghĩa chỉ sự bấp bênh, không ổn định trong cuộc sống.
- Ba chìm bảy nổi: cuộc đời bấp bênh, vất vả.
- Lên voi xuống chó: con đường danh vọng bấp bênh, thăng trầm.
- Chân cứng đá mềm: sức lực dẻo dai, bền bỉ tới cùng
Câu 4. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải.
Thành ngữ |
Nghĩa |
1. Thả con săn sắt bắt con cá sộp 2. Thả mồi bắt bóng 3. Chuột sa chĩnh gạo 4. Buồn ngủ gặp chiếu manh 5. Bóc ngắn cắn dài |
a. làm ra ít tiêu pha nhiều b. may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc c. may mắn có được cái đang cần tìm d. bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo e. bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn |
Trả lời:
1. e
2. d
3. b
4. c
5. a
Câu 5. Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:
a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đô đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
Trả lời:
a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
-> Tác dụng: Ngăn cách các vị ngữ trong câu.
b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đô đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
-> Tác dụng: ngăn cách các vế trong một câu ghép.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:
Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thăng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Trả lời:
Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4). Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Bài 4)
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy điền vào chỗ trống trong những ngữ liệu sau để câu văn có được phép tu từ so sánh.
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta ... cánh kiến hoa vàng
... xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình ...".
(Ca dao)
Trả lời:
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".
(Ca dao)
4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) Ngữ văn 6
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.