YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - Ngữ Văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài soạn Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường thuộc sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói về vấn đề môi trường hiện nay. Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Cách trình bày

Trình bày theo các bước sau:

- Trước khi nói cần chuẩn bị nội dung kĩ càng.

- Trình bày bài nói theo những nội dung đã đề ra.

- Sau khi nói cần rút kinh nghiệm cho bản thân.

1.2. Thực hành nói và nghe

Thực hành thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường cần có đầy đủ 3 phần:

- Mở đầu bài nói

- Trình bày bài nói

- Kết thúc bài nói

2. Soạn bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường

Câu hỏi: Em hãy nêu chi tiết các bước khi tiến hành thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

a. Trước khi nói:

* Chuẩn bị nội dung nói:

- Lựa chọn vấn đề: Vấn đề ở đây chính là giải pháp mà em đề xuất nhằm khắc phục nạn ô nhiễm môi trường. Muốn giải pháp mình nêu lên có căn cứ, có tính khả thi, em và các bạn phải thống nhất trước với nhau về việc phải giải quyết tình trạng ô nhiễm cụ thể nào (rác thải ùn ứ, cống rãnh tắc nghẽn, khói bụi mù tịt,...). Khi nêu giải pháp, cần chú ý đến điều kiện và khả năng thực hiện, đồng thời quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề (không để tình trạng cũ tái diễn). Điều quan trọng nữa là phải tính đến việc phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể khác cùng sống, sinh hoạt trên địa bàn.

- Tìm ý và sắp xếp ý:

+ Để tìm ý, có thể tự đặt một hệ thống câu hỏi và lần lượt giải đáp. Chẳng hạn, nếu bàn về giải pháp khắc phục tình trạng rác thải ùn ứ, có thể nêu các câu hỏi: Rác thải ùn ứ gây ảnh hướng đến sức khỏe của cộng đồng và làm mất mĩ quan khu vực như thế nào? Vì sao có tình trạng này? Mỗi người cần phải làm gì để rác thải được tập kết đúng chỗ và thu gom kịp thời? Các cá nhân và tập thể sống rên địa bàn cần chung tay hành động thế nào? Cần phải xây dựng quy chế giữ gìn vệ sinh với nội dung cụ thể gì? Công tác tuyên truyền phải được thực hiện ra sao?...

+ Sau khi có được những ý cần thiết từ việc trả lời các câu hỏi, cần sắp xếp thành một đề cương theo trật tự: tình trạng - nguyên nhân - giải pháp (việc làm 1, việc làm 2, việc làm 3,...) - kế hoạch hoạt động cụ thể. Tất cả cần được viết thành một đề cương bài nói.

* Tập luyện:

- Nói một mình (nói thầm, nói to, nói kèm theo điệu bộ, cử chỉ,...).

- Nói trước nhóm học tập.

b. Trình bày bài nói:

Ngoài việc tuân thủ những yêu cầu chung (về nội dung nói, ngữ điệu, sử dụng từ ngữ, tương tác với người nghe, bảo đảm thời gian,...), em cần lưu ý thêm các điểm sau đây khi tham gia thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường:

* Mở đầu:

- Nêu tình trạng đáng báo động của vấn đề ô nhiễm môi trường với các biểu hiện cụ thể của nó, nhất là biểu hiện mà em và các bạn đang phải đối mặt và cần phải tham gia giải quyết.

* Triển khai:

- Trình bày ý kiến theo đề cương đã chuẩn bị.

- Trước khi trình bày từng phần ý kiến, có thể nêu lại các câu hỏi đã từng được đặt ra trong bước tìm ý, nhằm giúp người nghe hiểu rõ nội dung từng khía cạnh của vấn đề được đề cập.

* Kết luận:

- Khái quát lại nội dung ý kiến vừa trình bày.

c. Sau khi nói:

Trao đổi theo một số gợi ý sau:

* Người nghe:

- Đặt mình vào vị trí người nói để thấu hiểu lí do khiến người nói đề xuất giải pháp như vậy.

- Các nhận xét, trao đổi hướng vào trọng tâm, không sa vào những chi tiết vụn vặt.

- Nêu được điều tâm đắc của em về ý kiến của em.

- Nêu những điều em chưa đồng tình với ý kiến của bạn.

- Bổ sung những điều mà ý kiến của bạn chưa đề xuất đầy đủ.

* Người nói:

- Tiếp nhận mọi trao đổi trên tinh thần hướng đến việc tìm tòi một giải pháp thống nhất.

- Làm rõ một số điểm mà người nghe có thể thắc mắc.

- Bảo vệ những nội dung trong ý kiến của bản thân mà em cho là hợp lí.

- Tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc nêu ý kiến khi tham gia thảo luận.

Các em có thể tham khảo bài giảng Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy nêu những giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất?

Trả lời:

- Trồng nhiều cây xanh:

+ Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.

+ Vì thể nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.

- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên:

+ Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

+ Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,…hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

- Sử dụng năng lượng sạch:

+ Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời…

+ Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

- Tiết kiệm điện: Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Giảm sử dụng túi nilon: Túi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

- Tiết kiệm giấy: Tiết kiệm giấy giúp bảo vệ môi trường như thế nào?

+ Hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp. 

+ Giảm chất thải rắn ra ngoài môi trường, hãy tiết kiệm giấy bằng cách tái sử dụng khoảng 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ chúng. Lúc này sẽ làm giảm thiểu nước thải, cải thiện chất lượng nước hiệu quả. 

- Ưu tiên sản phẩm tái chế:

+ Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. 

+ Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động. 

4. Hỏi đáp về bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON