YOMEDIA
NONE

Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Ngữ Văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức

Xin gửi đến các em bài soạn thuộc sách Kết nối tri thức: Các loài chung sống với nhau như thế nào? Với bài soạn này sẽ mang đến kiến thức cho chúng ta về sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật. Chúc các em sẽ có một tiết học thật thú vị nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêmSoạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên.

1.2. Nghệ thuật

- Văn bản đa phương tiện, kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử.

2. Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào?

2.1. Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

Trả lời:

- Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất: 

+ Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)

+ Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động. 

- Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.

Câu 2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là King Kong. Em thích bộ phim này nhất vì phim có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn giữa con người với các loài động vật hoang dã.

2.2. Đọc văn bản

(1) Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như thế nào? 

Trả lời:

- Trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,… 

+ Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh. 

+ Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã. 

- Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất. 

(2) Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài không?

Trả lời:

- Những bước tiến vượt bậc của nhận loại đã có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài: 

+ Sự cân bằng trong đời sống muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ. 

+ Thêm vào đó những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu. 

2.3. Sau khi đọc

Câu 1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính... lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất?

Trả lời:

- Trái Đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.

- Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.

Câu 2. Đoạn (3) (Các loài động vật... riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?

Trả lời:

- Đoạn (3) (Các loài động vật...riêng từng loài) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật. Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã. Trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Câu 3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Những căn cứ giúp em hiểu được tính trật tự của đời sống muôn loài:

+ Cơ cấu tổ chức của quần xã bao gồm: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài chủ chốt, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng. 

+ Mỗi loài có một vai trò khác nhau trong quần xã, góp phần tạo nên và duy trì sự phát triển bền vững của quần xã. 

- Theo em, việc thiên nhiên giữ gìn duy trì trật tự ấy có ý nghĩa tạo nên sự đa dạng, phát triển bền vững của các hệ sinh thái trên trái đất như một quy luật sinh thái tự nhiên của sự sống trên hành tinh.

Câu 4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Trả lời:

- Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sẽ không có sự cân bằng trong từng quần xã. Các loài sẽ bị ăn thịt lẫn nhau, gây ra tình trạng mất cân bằng giữa từng loài, hoặc có những loài sẽ bị diệt vong. 

Câu 5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

Trả lời:

- Đoạn văn thứ bảy thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả "Trên Trái đất... đẹp đẽ này". Đoạn văn trình bày về việc phát triển quá mức của loài người đã dẫn đến những hậu quả về thiên nhiên, trái đất mà con người đang phải gánh chịu.

Câu 6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

Trả lời:

- Sự đặc sắc trong cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này là: Cả đoạn mở đầu và kết thuc, tác giả đều nêu vấn đề bằng cách đề cập đến bộ phim hoạt hình Vua Sư tử và nhắc lại câu nói "Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận". "Một câu nói cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và sự ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài.

Câu 7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

Trả lời:

- Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Các loài chung sống với nhau như thế nào?.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau. 

Trả lời:

Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Mỗi loài sống trong một sinh cảnh đều có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với những loài khác. Tất cả những loài đó cùng sinh sống, cùng phát triển, ràng buộc lẫn nhau bởi mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay cùng nhau hỗ trợ để cùng tồn tại lâu dài. Sự phát triển hay biến mất của một loài đều ít nhiều ảnh hưởng đến những loài xung quanh trong quần xã. Lưới thức ăn, chuỗi thức ăn và các con đường, mối quan hệ sinh thái của các loài bền vững, phát triển theo năm tháng. Tóm lại, trong quần xã và trên hành tinh này, muôn loài đều ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, phát triển.

4. Một số bài văn mẫu về Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Các loài chung sống với nhau như thế nào? giới thiệu đến bạn đọc sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Các loài chung sống với nhau như thế nào?

--- Đang cập nhật ---

5. Hỏi đáp về bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON