Thông qua bài soạn giúp các em nắm được đặc điểm của thơ bốn chữ và các kiểu vần được sử dụng trong bài thơ 4. Đồng thời, bài soạn giúp các em giải quyết các bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Đặc điểm của thể thơ bốn chữ
- Số chữ: Mỗi dòng có bốn chữ.
- Khổ: Thường chia khổ, mỗi khổ có 4 dòng.
- Vần: thường có vần lưng và vần chân xen kẻ nhau, gieo vần liền vần cách hay vần hỗn hợp.
- Nhịp: 2/2 thích hợp với kể và tả.
1.2. Một số thuật ngữ cần nắm
- Vần lưng: Còn gọi là yêu vận là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ.
- Vần chân: Còn gọi là cước vận được gieo vào cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
- Gieo vần liền: Khi các câu thơ có vần liên tiếp.
- Gieo vần cách: Các vần cách dòng không liền nhau.
- Gieo vần hỗn hợp: Gieo vần không theo thứ tự nào.
2. Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ
2.1. Chuẩn bị ở nhà
Câu 1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác?
- Những bài thơ bốn chữ như bài Gió từ tay mẹ, Mèo con đi học...
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả
(Gió từ tay mẹ)
Mèo con buồn bực
Mai phải đến trường
Bèn kiếm cớ luôn:
- Cái đuôi tôi ốm
Cừu mới be toáng:
- Tôi sẽ chữa lành
Nhưng muốn cho nhanh
Cắt đuôi khỏi hết
- Cắt đuôi ấy chết...!
Tôi đi học đây.
(Mèo con đi học)
- Những chữ cùng vần: mẹ - bé, lành - nhanh, hết - chết.
Câu 2. Hãy chỉ ra vần chân và vần lưng trong đoạn thơ sau:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ mùng gieo bụi
(Xuân Diệu)
- Vần chân: hàng - trang; núi - bụi
- Vần lưng: chừng - lưng; ngang - màng.
Câu 3. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn thơ nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
(Tố Hữu)
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt.
(Đồng dao)
- Trong hai đoạn thơ trên thì đoạn thơ thứ nhất gieo vần cách còn đoạn thơ thứ hai gieo vần liền:
- Vần liền: cháu - sáu, ra - nhà.
- Vần cách: hẹ - mẹ, đàn - càn.
Câu 4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài “Hai chị em” của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ “sông, cạnh” sao cho phù hợp.
Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi
Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò.
- Sửa lại hai chữ có vần:
- Để em ngồi cạnh (chứ không phải là để em ngồi sưởi).
- Chữ thứ hai là sông: Cách mấy con sông (chứ không phải là Cách mấy con đò).
Câu 5. Tập làm một bài thơ bốn chữ chỉ nội dung, đặc điểm của đoạn thơ ấy
- Các em có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn nó quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy...
(Kể cho bé nghe, Trần Đăng Khoa)
2.2. Tập làm thơ bốn chữ trên lớp
Câu 1. Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.
Câu 2. Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.
Câu 3. Cả lớp góp ý, từng học sinh tự sửa chữa bài làm của mình.
Câu 4. Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá và xếp loại.
Để củng cố hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm thơ bốn chữ.
3. Hỏi đáp về bài Tập làm thơ bốn chữ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.