YOMEDIA
NONE

Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Ngữ Văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo bài soạn Kể lại một truyền thuyết thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng kể lại truyền thuyết đã học. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Kể lại một truyền thuyết tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Cách trình bày

Trình bày bài nói kể lại một truyền thuyết theo các bước sau:

- Trước khi nói cần chuẩn bị kĩ càng.

- Trình bày bài nói.

- Sau khi nói cần lưu ý những gì?

1.2. Thực hành nói và nghe

- Thực hành nói và nghe theo 3 phần: 

+ Mở bài

+ Thân bài

+ Kết bài

2. Soạn bài Kể lại một truyền thuyết

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước chi tiết khi thực hành kể lại một truyền thuyết.

Trả lời:

a. Trước khi nói:

* Chuẩn bị nội dung nói:

- Chọn truyền thuyết và ngôi kể:

  • Nên chọn truyền thuyết mà em yêu thích, có nội dung hấp dẫn, giàu ý nghĩa, có độ dài vừa phải. Nếu được chỉ định kể một truyền thuyết cụ thể, hãy đọc kĩ để nắm được các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
  • Chọn ngôi kể là ngôi thứ ba (giống như ở truyền thuyết mà em đã đọc hoặc đã nghe).

- Tóm tắt câu chuyện: Ghi lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trật tự hợp lí (thường theo trình tự thời gian trước - sau, quan hệ nguyên nhân - kết quả) để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

- Xác định từ ngữ then chốt và giọng kể thích hợp: nhớ chính xác các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, xác định đúng những lời nói quan trọng của nhân vật để không bỏ quan khi kẻ lại, chọn giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện.

* Tập luyện:

- Tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân.

- Có thể lựa chọn sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

b. Trình bày bài nói:

- Giọng kể phù hợp là trang nghiêm nhưng cũng có lúc cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung câu chuyện, ngôn ngữ của nhân vật. Khi kể cần chú ý kết hợp ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ…)

- Không nên kể dàn trải mà nên tập trung vào những sự việc quan trọng, chú ý cách chuyển tiếp giữa các sự việc để tạo sự kết nối liền mạch của câu chuyện em kể.

- Ở một số truyền thuyết, kết thúc của câu chuyện có thể chỉ dẫn đến một địa danh, một sự vật, một hiện tượng nào đó... vẫn tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Cần tìm hiểu trước về vấn đề đó để bài nói thêm hấp dẫn.

c. Sau khi nói:

- Người nghe:

  • Yêu cầu người nói kể lại hay làm rõ những chi tiết liên quan đến các sự việc được kể.
  • Nêu nhận xét về bài kể (nội dung kể, cách kể…)

- Người nói:

  • Bổ sung, làm rõ các chi tiết hoặc diễn biến câu chuyện.
  • Trao đổi lại các ý kiến nhận xét của người nghe. Cảm ơn và tiếp thu những góp ý, nhận xét xác đáng.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể lại một truyền thuyết.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy kể lại một truyền thuyết mà em đã đọc.

Trả lời:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh - vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay về phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán:

- Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con. Vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ.

Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương. Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Sơn Tinh rời đi chẳng bao lâu, thì Thủy Tinh đùng đùng tức giận chỉ vì đến sau mà không lấy được vợ. Chàng tức tốc đem quân đuổi theo để cướp Mị Nương trở lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình hình đó, Sơn Tinh lệnh cho người dân muông thú chạy lên núi cao ẩn trốn còn chàng cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thủy quái. Sơn Tinh hóa phép chàng bốc từng quả đồi, ngọn núi ngăn dòng chảy của những con nước cuồn cuộn. Nước sông dân lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, Thủy Tinh thấy mình đuối sức, đành ôm hận rút quân về. Người dân thành Phong Châu, lại xuống núi dựng nhà cửa, cấy cày ổn định cuộc sống.Tuy đã rút quân về, nhưng mối thù của Sơn Tinh cũng chẳng nguôi ngoai, Thủy Tinh vẫn ôm hận trong lòng. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua trận.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị về bài học ứng phó với thiên nhiên. Khi hằng năm vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 âm lịch thường có mưa, lũ lớn chúng ta phải bảo vệ nhà cửa, mùa màng bằng cách đắp đê, trồng rừng ngăn lũ để có thể ứng phó với thời tiết khắc nghiệt.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Kể lại một truyền thuyết

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON