Trong cuộc sống chúng ta luôn gặp được những bài học, sự trải nghiệm đáng nhớ nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Để viết được bài văn kể lại trải nghiệm của mình hay và sáng tạo nhất, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Kể lại một trải nghiệm của bản thân dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân (Trang 102) tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Khái niệm và yêu cầu
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân là kiểu bài trong đó người viết kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc.
- Yêu cầu đối với kiểu bài bao gồm những gì?
1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Phân tích kiểu văn bản theo những nội dung như sau:
- Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
- Thân bài:
+ Dùng ngôi thứ nhất để kể.
+ Gợi sự tò mò, hấp dẫn.
+ Kể kết hợp miêu tả hài hòa các sự việc trong câu chuyện
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
1.3. Hướng dẫn quy trình viết
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Bước 3: Viết bài.
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
2. Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Câu 1. Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Câu 2. Trải nghiệm của nhân vật “tôi” được kể lại với những sự việc chính nào?
Trả lời:
Những sự việc chính:
- Làng tôi có con sông êm đầu chảy qua làng, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.
- Buổi trưa hôm ấy, sau khi đá bóng, đám trẻ rủ nhau ra sông tắm và nảy ra ý định tổ chức cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng.
- Tôi nhận lời thách đấu, đã bơi nhanh và khi nhận ra đã bơi khá xa bờ.
- Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.
- Một người làng đi câu cá gần đấy đã nghe tiếng kêu, nhanh chóng bơi ra và đưa tôi vào bờ.
- Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.
Câu 3. Chỉ ra những chi tiết nhân vật “tôi” sử dụng yếu tố miêu tả khi kể lại trải nghiệm. Việc sử dụng những yếu tố đó có tác dụng gì?
Trả lời:
Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:
- Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.
- Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.
- Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.
- Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
Câu 4. Nhân vật “tôi” đã nhận ra ý nghĩa gì của trải nghiệm?
Trả lời:
- Nhân vật “tôi” đã nhận ra sau trải nghiệm ấy là bài học sâu sắc, cần nghe lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.
Câu 5. Từ câu chuyện trên, em học được điều gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?
Trả lời:
Em rút ra được một số kinh nghiệm khi kể lại một trải nghiệm của bản thân:
- Dùng ngôi thứ nhất để kể.
- Kết hợp kể và miêu tả.
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Nêu ý nghĩa của trai nghiệm đối với bản thân.
- Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể lại một trải nghiệm của bản thân (Trang 102).
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy viết một bài văn ngắn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Trả lời:
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 5 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm quý giá.
(Sưu tầm)
4. Hỏi đáp về bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.