YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ của Xi-át-tơn - Ngữ văn 6

Qua bài soạn giúp các em cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, nơi mình sinh ra, sống và gắn bó. Đồng thời, có thái độ đúng đắn với thiên nhiên, môi trường sống.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nghệ thuật

  • ​Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã có sự kết hợp thành công giữa giọng văn truyền cảm với lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng.

1.2. Nội dung

  • Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

2. Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.

b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hoá đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “ Đất ”, với thiên nhiên.

Gợi ý:

a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ sử dụng:

  • Những hình ảnh nhân hóa:
    • Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ
    • Những bông hoa ngát hương là người chị, người em.
    • Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa "đều cùng một gia đình".
  • Các phép so sánh:
    • Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
    • Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

b) Tác giả đã so sánh, nhân hóa đất đai, dòng nước, bông hoa thơm ngát... với những gì thiêng liêng nhất: là mẹ, là người chị, người em, là máu của tổ tiên, là tiếng nói của cha ông. Những phép so sánh và nhân hoá này đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da dỏ với Đất, với thiên nhiên, giống như mối quan hệ những người thân trong gia đình: mẹ - con; chị - em, và thiêng liêng hơn cả, là máu của chính cha ông họ. Người da đỏ sống giữa thiên nhiên bao la với cuộc sống ấm áp, bình yên như sống trong chính gia đình thân yêu của mình.

Câu 2. Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.

a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối vói Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì?

b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

Gợi ý:

a)

  Người da đỏ Người da trắng
Đất - Là thiêng liêng, là kí ức,là mẹ và mọi người là viên trong gia đình - Là kẻ thù... xem như vật mua... đem bán... để lại hoang mạc.
Âm thanh - Say sưa với tiếng lá cây lay động, âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng... đậm hương thơm của phấn thông. - Chẳng có nơi nào yên tĩnh cả.
Không khí - Là quý giá, là của chung của muông thú, cây cối và con người. - Là của chung, nhưng chẳng để ý đến nó.
Muông thú - Như anh em, chỉ giết để duy trì sự sống. - Bắn giết thú rừng trên những cánh đồng trơ trọi.
 

 

b) Để làm nổi bật những nội dung ấy, tác giả đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật phù hợp:

  • Phép đối lập (người anh em/kẻ thù; mẹ đất, anh em bầu trời/vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh/ồn ào...).
  • Điệp ngữ kết hợp với phép đối lập (Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài; Tôi thật không hiểu nổi; Tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác; Nếu chúng tôi... Ngài phải...)
  • Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ thiên nhiên về cách sống.

Câu 3. Đọc phần cuối của bức thư.

a) Nêu các ý chính của đoạn này.

b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Gợi ý:

a) Ở đoạn cuối, tác giả với tư cách là một thủ lĩnh thay mặt bộ lạc mình đặt ra điều kiện đối với người muốn trở thành chủ sở hữu mới của mảnh đất này là phải trân trọng, bảo vệ đất đai, thiên nhiên như bảo vệ chính mình.

b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn văn này cũng giống như các đoạn trước ở chỗ: nhà văn vẫn sử dụng các yếu tố (lặp từ, lặp ý), nhân hóa, so sánh. Nhưng giọng văn có vẻ trang trọng và dứt khoát hơn. Không phải là lối kết cấu "Nếu chúng tôi... thì Ngài..." nữa mà đã trở thành cách nói yêu cầu "Ngài phải..., Hãy khuyên...", cũng không còn nêu lên sự khác biệt giữa người da trắng và người da đỏ mà tác giả khẳng định luôn một chân lí "Đất là mẹ". Thái độ ở đây vì thế được thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát hơn.

c) Câu "Đất là Mẹ" như một chân lí, được rút ra sau tất cả những lập luận chặt chẽ ở trên. Sau khi nêu ra, tác giả đã diễn giải khá đầy đủ định nghĩa đó: "Đất là mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất". Bởi vì đối với họ có một sự thật hết sức hiển nhiên: đất đai chính là nơi cung cấp nguồn sống, nơi cho họ tất cả những gì để đảm bảo cuộc sống để họ có thể tồn tại và phát triển. Đất là nơi vạn vật, cây cối sinh sôi nảy nở và che chở bảo vệ cho cuộc sống của họ. Chính vì thế mối quan hệ giữa con cái với người mẹ thiêng liêng của mình, mật thiết và gắn bó máu thịt. Con người không chỉ sử dụng, khai thác mà còn phải bảo vệ, trân trọng, chăm sóc như người con đối với "mẹ Đất" của mình.

Câu 4. Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm của chúng.

Gợi ý:

Lặp từ - Mảnh đất, không khí, cha ông, côn trùng, thiêng liêng... được lặp lại nhiều lần trong bức thư.
Lặp ý - Mảnh đất là mẹ được tác giả nhắc đến ba lần, sự quan trọng của không khí; nguồn nước được tác giả nhắc lại ở cả đoạn giữa và đoạn cuối bức thư.
Lặp kiểu câu

- Mỗi tấc đất là thiêng liêng

- Mỗi...  là....

- Những dòng sông, con suối.... đâu chỉ là....

- ..... đâu phải là......

- Họ cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như.......

- ...... như.......

- Nếu chúng tôi.... Ngài phải....

- Ngài nên.......

- Ngài hãy........

Lặp cấu trúc - Lặp lại cấu trúc đối lập giữa người da đỏ và người da trắng.
  • Tác dụng: Việc lặp lại các yếu tố trên là dụng ý của trong giả trong việc nhấn mạnh, thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của người da đỏ đối với đất đai, thiên nhiên, môi trường. Đồng thời, tăng sức thuyết phục đối với người muốn mua mảnh đất này. Qua đó, người đọc đã cảm nhận được một cách sâu sắc tình cảm mà vị thủ lĩnh cũng như của người da đỏ đối với đất đai, môi trường được gửi gắm qua bức thư.

​​Câu 5. Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?

Gợi ý:

  • Đây là bức thư nói về chuyện mua bán đất đai giữa bộ lạc người da đỏ và vị Tổng thống Mỹ, hơn nưa xlaij cách chúng ta hơn 150 ăm. Nhưng do nhiều yếu tố, đến nay bức thư vẫn được coi là một văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường.
    • Bức thư đã được viết với tất cả tình yêu mến, trân trọng, gắn bó máu thịt đối với đất đai của người da đỏ. Bên cạnh đó việc sử dụng hệ thống lập luận sắc bén, chặt chẽ; thủ pháp nghệ thuật vận dụng một cách linh hoạt đã làm cho bức thư có sức thuyết phục rất cao đối với người đọc.
    • Bằng kinh nghiệm sống, tình cảm, sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, muông thú, cây cối đối với môi trường.
    • Tác giả đã nêu lên trách nhiệm của con người là phải bảo vệ, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên. Bởi đó chính là ngôi nhà lớn che chở cho cuộc sống của con người, điều gì xảy ra với thiên nhiên thì cũng sẽ xảy đến với con người.
    • Ngày nay, khi con người ở thế kỉ XXI, đang phải đối diện với những hậu quả khủng khiếp do việc tàn phá môi trường tự nhiên thì vấn đề mà bức thư đặt ra trở nên có ý nghĩa sâu sắc và có tính thời sự nóng bỏng.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bức thư của thủ lĩnh da đỏ để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Đề bài: Chọn một số câu hay trong các đoạn của bức thư trên nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật và học thuộc lòng.

  • Các em có thể chọn theo ý thích của mình, ví dụ như các đoạn:
    • Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
    • ....

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Đang cập nhật.

5. Hỏi đáp về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF