Qua phần bài giảng ngôi kể trong văn tự sự giúp các em nắm được vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Hy vọng những tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.
Tóm tắt bài
1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể
1.1. Ngôi kể
a. Ngôi kể thứ ba
- Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)
- Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt, nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi.
- Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
b. Ngôi kể thứ nhất
- Nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”
→ Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
1.2. Vai trò của ngôi kể
- Người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể.
- Khi chọn ngôi kể thứ nhất, có thể “tôi” là tác giả, cũng có thể “tôi” là nhân vật trong truyện tự kể về mình.
- Ngôi kể thứ nhất: Tính chủ quan.
- Ngôi kể thứ ba: Tính chủ quan.
- Có thể đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba, nhưng khó có thể đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất.
1.3. Ghi nhớ: SGK Trang 89
II. Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự
Để nắm được vai trò của ngôi kể trong văn tự sự, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ngôi kể trong văn tự sự.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247