YOMEDIA
NONE

Mẹ hiền dạy con - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Mạnh Tử (372 - 289 TCN)
  • Tên là Mạnh Kha, người đất Trâu, nay thuộc huyện Trâu thuộc tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc.
  • Bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.

b. Tác phẩm

  • Thể loại: Truyện trung đại
  • Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
  • Xuất xứ
    • Nguồn gốc từ “ Liệt Nữ truyện” của Trung quốc
    • Do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch, in trong cuốn “Cổ học tinh hoa”
  • Tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

1.2. Đọc – Hiểu văn bản

a. Tóm tắt các sự việc xảy ra giữa 2 mẹ con

Sự việc

Hoàn cảnh

Mạnh Tử

Mẹ thầy

1

Ở  gần  nghĩa  địa

Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc

Dọn nhà ra gần chợ

2

Ở gần chợ

Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo

Dọn nhà đến cạnh trường học

3

Gần  trường  học

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở

Chỗ này mẹ con ta ở được - mẹ vui lòng

4

Nhà hàng xóm giết lợn

Hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế?

Mẹ nói đùa để cho con ăn đấy và mẹ đã mua thịt lợn cho con ăn thật để giữ lời hứa

5

Trong giờ học

Con bỏ học về chơi

Mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt bảo con: "Nếu con đang đi học mà bỏ dở cũng giống như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt vậy"

⇒ Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian.

b. Ý nghĩa của các sự việc

  • Ý nghĩa 3 sự việc đầu
    • Chuyển nhà đi để tránh cho con tiếp xúc với những môi trường không tốt .
    • Chọn nơi thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con

→ Mẹ muốn tạo cho con môi trường sống tốt đẹp.

  • Ý nghĩa 2 sự việc cuối
    • Giáo dục con không nói dối, phải thành thật, phải giữ chữ tín.
    • Giáo dục con phải có ý chí học hành.

→ Thương con nhưng không nuông chiều, kiên quyết trong cách dạy con

⇒ Dạy con vừa phải có đạo đức, vừa phải có chí học hành

⇒ Những chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động

c. Bà mẹ thầy Mạnh Tử

  • Là một người mẹ tuyệt vời
    • Yêu con: Chọn cho con môi trường sống phù hợp.
    • Thông minh, khéo léo
    • Nghiêm khắc trong việc dạy dỗ - giáo dục con.
    • Trọng chữ tín để làm gương cho con.

d. Ý nghĩa

  • Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
  • Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.
      • Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
      • Mang tính giáo huấn, gần với thể loại ký, sử.
      • Ngôn ngữ kể chuyện xen lời bình.
    • Nội dung

      • Tạo môi trường tốt cho con.
      • Dạy con lời nói đi đôi với việc làm, sống trung thực, giữ chữ tín.
      • Dạy con đức tính kiên trì, siêng năng, kiên định.
      • Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, phải xuất từ tình yêu thương con tha thiết.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong tác phẩm "Mẹ hiền dạy con"

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Truyện "Mẹ hiền dạy con" trích từ cuốn "Liệt nữ truyện" của Trung Hoa thời phong kiến trung đại.
  • Truyện kể về cách dạy con nghiêm khắc và đúng đắn của bà mẹ lúc Mạnh Tử còn nhỏ. Nhờ vậy mà sau này Mạnh Tử trở thành bậc đại hiền trong thiên hạ.

2. Thân bài

a. Những việc làm sáng suốt của bà mẹ

  • Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc, bà mẹ dọn nhà ra gần chợ.
  • Nhà ở gần chợ, thấy con học thói bán buôn điên đảo, bà dọn nhà đến gần trường học.
  • Nhà ở gần trường, thấy con học hành chăm chỉ và lễ phép với mọi người, bà bảo đây mới đúng là chỗ con trẻ ở được lâu dài.
  • Thấy hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ để làm gì, mẹ đáp giết lợn cho con ăn. Biết mình lỡ lời, bà ra chợ mua thịt cho con ăn.
  • Bà đang dệt vải, thấy con bỏ học về nhà chơi, liền lấy dao cắt đứt tấm vải. Con hiểu ý mẹ, lại chăm chỉ học hành.

b. Ý nghĩa của những việc làm trên

  • Môi trường sống có tác động rất lớn tới việc hình thành nhân cách của con người, nhất là trẻ em.
  • Trong cuộc sống, người lớn phải biết giữ chữ tín.
  • Cha mẹ phải nghiêm khắc giáo dục, làm gương cho con cái noi theo.

3. Kết bài

  • Truyện ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều bài học bổ ích, thiết thực về phương pháp giáo dục con cái.
  • Ý nghĩa truyện không bó hẹp trong việc cha mẹ dạy con mà còn mở rộng ra tới phạm vi giáo dục con người nói chung trong xã hội.

Bài văn mẫu

     Trên thế giới có rất nhiều tiếng nói, mỗi một dân tộc đều có tiếng nói riêng. Nhưng mỗi người con lại có chung một tiếng gọi Mẹ. Có lẽ, người mẹ nào cũng mang nặng tình thương yêu với con. Vì vậy, mẹ cũng là người dạy dỗ ta từ những điều nhỏ nhất. Mạnh Tử là người nối tiếp Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh Nho giáo, ông cũng là một bậc đại hiền của Trung Quốc. Sự thành công của ông có được nhờ vào công lao dạy dỗ, giáo dục của người mẹ. “Mẹ hiền dạy con” ghi lại những việc bà đã dạy Mạnh Tử.

     “Mẹ hiền dạy con” là truyện trung đại được trích trong “Liệt nữ truyện” theo “Cổ học tinh hoa”, câu chuyện ngắn nhưng bao gồm những sự việc cụ thể, mỗi sự việc là một bài học đắt giá không chỉ cho Trung Hoa cổ đại mà còn cho những thế hệ nối tiếp.

Truyện bao gồm 5 sự việc chính, sự việc trước nối tiếp sự việc sau và dẫn đến cao trào. Nhân vật trong truyện không nhiều, người con là Mạnh Tử được mẹ dạy dỗ, rèn luyện, giáo dục. Sự việc rõ ràng, tình tiết đơn giản, cùng hai mẹ con Mạnh Tử đã tạo thành cốt truyện đầy hấp dẫn.

Sự việc đầu tiên bắt nguồn từ việc gia đình Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, khi có đám tang Mạnh Tử thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc, Mạnh Tử cũng bắt chước họ làm những việc đó. Người mẹ nhận ra đấy là môi trường không phù hợp cho con nên quyết định chuyển nhà đến gần chợ. Người Việt có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang”, gần chợ thuận lợi cho việc buôn bán, đó cũng là nơi diễn ra cuộc sống náo nhiệt nên phải chăng người mẹ muốn chuyển đến chợ để con có thể học tập được nhiều điều.

Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc thứ hai. Khi chuyển đến chợ sinh sống, người con hàng ngày không còn chứng kiến cảnh u uất, đớn đau của những đám tang để bắt chước mà chứng kiến cuộc sống buôn bán điên đảo. Về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước nô đùa, nghịch ngợm, buôn bán. Người mẹ thấy vậy lo lắng, đó cũng là điều đương nhiên vì Mạnh Tử còn nhỏ tuổi, buôn bán dành cho những người đã đứng vững trong thị trường và sở dĩ người mẹ hiểu: con học cách buôn bán từ nhỏ sẽ nảy sinh lừa gạt, xảo trá để đạt được mục đích của mình nên người mẹ đã quyết định chuyển nhà đến gần trường học.

Sự việc thứ ba cũng bắt nguồn từ đó. Trường học là nơi dạy đạo đức, lễ nghi, khuôn phép. Người ta lớn lên nhờ sự chăm sóc những muốn trưởng thành môi trường đầu tiên là trường học. Người mẹ quả thực đã đúng khi suy nghĩ và lựa chọn cho con môi trường như vậy! Hàng ngày con bắt chước học tập lễ phép và mẹ cảm thấy vui lòng là điều tất nhiên. Đó là môi trường thích hợp cho bất cứ đứa trẻ nào và em cũng hiểu một điều: Nhà trường, học tập là môi trường thuận lợi để dạy dỗ chúng em thành những con người có nhân cách.

Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó.Một hôm cậu Mạnh Tử thấy hàng xóm thịt lợn liền hỏi mẹ: “ Hàng xóm giết lợn để làm gì?” mẹ nói “Mổ cho con ăn”, nhưng sau khi nói ra người mẹ thấy mình đã lỡ lời, hậu quả sẽ ra sao khi mẹ thành người nói dối? Nên thay bằng chữa lại câu nói đùa của mình bà đã mua thịt về cho con ăn. Lời nói đùa diễn ra hàng ngày và có lẽ mọi người đều có thể sử dụng câu nói đùa nhưng em thấy người mẹ đã vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý, bà không muốn con nói dối và thiếu trung thực mà dạy con “Lời nói đi đôi với việc làm”, đó cũng là bài học thứ tư mà người mẹ dạy cho Mạnh Tử. Uy tín, tính trung thực mà người mẹ dạy đã củng cố, hình thành nhân cách cho con trai mình.

Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt.

Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại.

Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy.

Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.

     Câu chuyện đọc xong giúp em có được thêm nhiều bài học. Em rất khâm phục bà mẹ Mạnh Tử đã có những cách dạy con khéo léo, cương nhu để thế giới có một Mạnh Tử tài, đức vẹn toàn.

3. Soạn bài Mẹ hiền dạy con

Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoà cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay. Để nắm được kiến thức về nghệ thuật và nội dung, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Mẹ hiền dạy con.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Mẹ hiền dạy con

“Mẹ hiền dạy con” là một câu chuyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chổ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Ddể nắm được nội dung cũng như cách viết một bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON