YOMEDIA
NONE

Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm kiếm sách đọc hữu ích cho mình, nắm được các phương pháp đọc sách thật hiệu quả. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Giải quyết tình huống là gì?

- Giải quyết tình huống được hiểu là những cách thức phân tích, liên hệ, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có thể có một cái nhìn tổng thể nhất về sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Đồng thời, bạn sẽ cần phải đưa ra được những phương án đánh giá, giải quyết được vấn đề một cách thỏa đáng nhất trong khả năng có thể.

1.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống

a. Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết:

* Đọc hiểu tình huống:

- Cô bé trong bức thư tên gì?  Học lớp mấy? Thông tin về tên gọi, khối lớp giúp em hiểu gì về đối tượng cần hỗ trợ?

-> Cô Bé Rắc Rối - Học lớp 6 - Thông tin về tên gọi và khối cho thấy rằng bạn bằng tuổi, sẽ có chung suy nghĩ và những vấn đề tâm lý như em.

- Cô bé nghĩ như thế nào về chơi game, lướt web và đọc sách? Suy nghĩ của cô bé suy nghĩ của mẹ như thế nào?

-> Cô bé thấy chơi game, lướt web rất thú vị. Chơi game thì vui còn lướt web thì biết nhiều tin tức, làm quen nhiều bạn, khám phá nhiều vùng đất mới. Đọc sách thì không thú vị bằng. Cô bé thấy vì thích học du lịch nên lướt web sẽ giúp biết nhiều thứ. Còn mẹ thì khăng khăng là phải đọc sách và biết cách đọc sách.

- Em hiểu như thế nào là “biết cách đọc sách”?

-> Biết cách đọc sách là đọc có phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả nhất khi đọc sách.

- Theo em, Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc là như thế nào?

-> Là câu lạc bộ quan tâm đến vấn đề đọc sách, có cùng đam mê đọc sách, muốn lan tỏa những ý nghĩa tích cực về đọc sách đến mọi người.

* Nhận biết vấn đề trọng tâm:

- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

-> Tìm loại sách phù hợp với cô bé.

- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

+ Bạn nêu ra vấn đề: Không thấy đọc sách thú vị.

+ Bạn nêu ra sở thích: thích làm về du lịch.

+ Bạn phân vân không biết chọn vì có quá nhiều cuốn sách.

b. Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp:

* Thu thập thông tin, ý tưởng:

- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống. Ví dụ: sách và vai trò của sách, cách chọn sách phù hợp với lứa tuổi, phương pháp đọc sách, những hiểu biết về thư viện trường,...

+ Vai trò của sách:

  • Cung cấp tri thức.
  • Giải trí.

+ Cách chọn sách phù hợp:

  • Tham khảo ý kiến.
  • Lựa chọn theo định hướng kết hợp với sở thích.

+ Thư viện trường:

  • Là nguồn sách uy tín, chất lượng.
  • Có phân ra các lớp học tiện cho việc tìm kiếm.
  • Là nơi yên tĩnh, có thể tập trung.

- Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng:

+ Em có thường xuyên đọc sách không? Loại sách nào em đọc nhiều nhất? Em gặp khó khăn gì khi đọc sách?

-> Em thường xuyên đọc sách. Loại sách em thích nhất là những cuốn truyện ngắn. Khó khăn khi đọc: Có nhiều sách khó lựa chọn, có nhiều cuốn sách vượt quá tầm hiểu biết,...

+ Nhớ lại xem đã gặp những tình huống nào tương tự và mình đã giải quyết như thế nào, kết quả ra sao?

-> Hỏi mọi người xung quanh (đặc biệt là thầy cô) để nhận lời khuyên. Từ những cuốn được giới thiệu, đọc tiêu đề, review để lựa chọn cuốn phù hợp. Tìm kiếm trên mạng thêm.

+ Hỏi người phụ trách thư viện thầy cô giáo, bố mẹ, anh chị; đọc sách báo, truy cập Internet và tham khảo các cách giải quyết tình huống.

* Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:

- Viết một lá thư hoặc bài văn trao đổi với Cô Bé Rắc Rối về tình huống cô gái gặp phải. Nhân đó bàn luận về vai trò, giá trị của sách, các phương pháp đọc sách và cách lựa chọn sách phù hợp.

- Sáng tác bài thơ, câu chuyện, sáng tác một truyện tranh về những vấn đề xoay quanh việc đọc sách của Cô Bé Rắc Rối, thực hiện một đoạn phim ngắn gửi đến Cô Bé Rắc Rối. Từ đó, gửi gắm thông điệp về vai trò, giá trị của sách, các phương pháp đọc sách và cách lựa chọn sách phù hợp.

* Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:

- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,...)?

- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

+ Ví dụ:

  • Vẽ cần kĩ năng hội họa, tư duy bố cục, sự phối hợp màu sắc,...
  • Viết bài văn thì phải nắm được kiểu bài, bố cục, cần lấy lí lẽ dẫn chứng thuyết phục,...

- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

+ Về cơ sở vật chất: Máy tính, tư liệu, điện thoại, tranh ảnh, clip,...

+ Về thời gian: Phân chia thời gian nào thực hiện, thời gian nào học,... là hợp lí.

c. Bước 3: Thực hiện:

- Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản giải quyết tình huống Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách hiệu quả nhất?

a. Hướng dẫn giải:

- Hãy nêu ra những phương pháp đọc sách hiệu quả và lí giải nó.

b. Lời giải chi tiết:

- Cách đọc sách hiệu quả là hãy biết cách chọn sách:

+ Để bắt đầu hình thành cho mình một thói quen đọc sách, thì trước tiên, bạn cần phải chọn được một cuốn sách để có thể bắt đầu thói quen đó. Để việc đọc sách không trở thành một gánh nặng, thì bạn nên tự đặt ra cho mình câu hỏi “Đâu là thể loại sách mà mình yêu thích?”, sau khi hỏi và tìm ra câu trả lời cho chính mình, thì lúc này bạn sẽ bắt đầu lựa chọn sách phù hợp với “gu” của mình. Và dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho bạn khi chọn lựa một cuốn sách để bắt đầu hành trình chinh phục tri thức nhân loại:

  • Hiểu rõ bản thân thích và phù hợp với thể loại nào sẽ giúp bạn nhanh chóng có được hứng thú với việc đọc sách và sẽ không cảm thấy muốn bỏ cuộc do cuốn sách bạn chọn quá nhàm chán. Không nên chọn một cuốn sách vì nghe ai đó nói nó hay vì cuốn sách đó có thể hay với mọi người nhưng chưa chắc đã hay với bạn.
  • Không nên đánh giá và lựa chọn một cuốn sách chỉ vì bìa và tiêu đề của nó. Bởi vì quyển sách đó có tiêu đề hoặc bìa không vừa mắt bạn nhưng thế giới bên trong cuốn sách có thể làm bạn thích thú thậm chí là mê mẩn và đắm chìm trong đó.

- Cách đọc sách hiệu quả là hãy đặt ra mục tiêu đọc sách:

+ Tiếp theo, trước khi bắt đầu với một cuốn sách, thì bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu đọc sách rõ ràng và cụ thể. Bạn có thể đặt cho mình một mục tiêu là 15 - 20 phút đọc sách mỗi ngày nếu bạn không có quá nhiều thời gian. Hoặc đọc sách 1 - 2 tiếng mỗi ngày nếu bạn có nhiều thời gian rảnh.

+ Nhưng dù là mỗi ngày đọc sách nhiều hay ít, thì bạn cũng cần đặt cho mình một khoảng thời gian cụ thể, không nên xác định “Rảnh sẽ đọc” vì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự rảnh. Hơn nữa, đọc sách chỉ có hiệu quả nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó.

+ Từ việc đặt thời gian cố định để đọc sách, lâu dần, đọc sách sẽ giống như một thói quen không thể thiếu trong thời gian biểu của bạn. Và việc “nạp” tri thức vào đầu mỗi ngày trở thành một thói quen sinh hoạt là một điều vô cùng tốt.

- Cách đọc sách hiệu quả là ghi nhớ những gì mình đọc:

+ Mặc dù bạn rất tập trung đọc sách, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn nhớ toàn bộ những gì mà bạn đã đọc? Việc đọc sách chỉ thực sự có ích khi bạn có thể ghi nhớ và sử dụng những gì mà bạn đọc được. Do đó, khi đọc sách, bạn cần phải thực sự nhớ được những gì mà sách viết, để có thể học hỏi và vận dụng những thứ đó và trong cuộc sống thực tiễn, người ta gọi đó là “dùng sách”.

+ Để có thể ghi nhớ được hết những gì mà bạn đọc được, bạn có thể sử dụng phương pháp ghi chú. Sau khi gấp cuốn sách lại, bạn ghi lại những luận điểm, những ý chính mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách. Hoặc bạn cũng có thể ghi lại bạn đã học được những gì từ cuốn sách.

- Cách đọc sách hiệu quả là cố gắng hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn nói đằng sau cuốn sách:

+ Ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Vì vậy, kho tàng tri thức chỉ thực sự được chinh phục nếu như bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi đằng sau những câu chuyện.

+ Mỗi cuốn sách đều mang cho mình những bài học về cuộc sống, về đạo đức, về chuẩn mực cuộc sống cũng như rất nhiều những thứ mà chúng ta cần biết để cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được ý nghĩa khi chọn sách đọc đúng và phù hợp với bản thân.

+ Biết cách giải quyết một tình huống cụ thể.

Soạn bài Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?

Bài học Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? nhằm giúp các em bước đầu biết cách giải quyết một tình huống có vấn đề và nắm được cách lựa chọn sách đọc hiệu quả nhất. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF