YOMEDIA
NONE

Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Các hiện tượng xã hội luôn tồn tại như nó vốn có. Vì vậy, việc thuyết minh một cách rõ ràng, cụ thể về một hiện tượng xã hội giúp người khác hiểu biết thấu đáo, sâu sắc hơn, từ đó tìm ra hướng giải quyết đúng đắn là điều cần thiết. Nội dung bài giảng Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành kiến thức và kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội cụ thể. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về hiện tượng.

Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống.

Nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu cực.

Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh hiện tượng hoặc tác dụng của các giải pháp được đề xuất.

Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận.

1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Để viết bài thuyết minh, trước hết phải chọn được một hiện tượng xã hội đáng quan tâm.

- Ví dụ:

+ Việc xuất hiện quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp;

+ Tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá;

+ Hiện tượng nhiều người thích đi phượt;

+ Hiện tượng muốn trải nghiệm cuộc sống trước khi quyết định lựa chọn con đường cho tương lai của giới trẻ

+ ...

=> Cần chọn hiện tượng xã hội phù hợp để triển khai bài viết theo cấu trúc “nguyên nhân - hệ quả - giải pháp”.

- Sau khi đã chọn được hiện tượng xã hội để thuyết minh, bạn cần tập trung suy nghĩ, tham khảo các tài liệu có liên quan, ghi chép các ví dụ, số liệu cần thiết,...

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

Để tiến hành tìm ý cho bài thuyết minh về một hiện tượng xã hội, cần nêu một số câu hỏi để trả lời:

- Thực chất của hiện tượng là gi?

- Hiện tượng có nguyên nhân từ đâu?

- Hiện tượng đó có tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống? Biểu hiện của những tác động ấy là gì?

- Cần làm gì để phát huy tác động tích cực hoặc xoá bỏ tác động tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người?

- Việc thuyết minh hiện tượng xã hội có ý nghĩa gì? Cần có những giải pháp nào để phát huy hoặc khắc phục hiện tượng?

* Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào các phần theo bố cục của một bài thuyết minh.

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của hiện tượng trong thực tế đời sống xã hội.

- Thân bài:

+ Thuyết minh về thực chất của hiện tượng xã hội.

+ Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.

+ Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người, có sử dụng các cứ liệu cụ thể.

+ Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc ủng hộ hay bày tỏ sự phản đối hiện tượng đó.

 

Bước 3: Viết

- Phần Mở bài, Kết bài và mỗi ý được nếu trong Thân bài cần được triển khai thành các đoạn văn.

- Cần bám sát cấu trúc: nguyên nhân - hệ quả - giải pháp để triển khai bài thuyết minh. Riêng hai phần nguyên nhân và hệ quả có thể thay đổi vị trí linh hoạt nhằm gây được ấn tượng cho người đọc.

- Lời văn thuyết minh cần sáng sủa, mạch lạc, các cứ liệu phải chính xác, trung thực, có tác dụng làm rõ hiện tượng.

- Sử dụng linh hoạt, phù hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận... nhằm tăng thêm hiệu quả thuyết minh.

- Từ ngữ cần trong sáng, đơn nghĩa, tránh lạm dụng các hình thức tu từ dễ khiến người đọc hiểu sai về hiện tượng.

 

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài thuyết minh một hiện tượng xã hội và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện:

- Bổ sung những diễn giải cụ thể, các cứ liệu liên quan đến hiện tượng cần thuyết minh nếu thấy chưa đầy đủ.

- Kiểm tra trật tự các ý, nếu thấy chưa thật hợp lí thì có thể thay đổi, sắp xếp lại.

- Rà soát, phát hiện các lỗi về hình thức diễn đạt (chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,...).

Bài tập minh họa

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học và tìm hiểu trong sách, internet,...

 

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng của mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tượng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.

Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ muốn, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu. Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.

Một số thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến. Vì vậy, ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.

Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên: sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng. Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Vì vậy, người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái một cách điên cuồng rồi đua đòi, bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.

Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm: chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, để tìm ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn... Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.

Mỗi bạn trẻ cần xác định cho mình những cách ứng xử và lựa chọn đúng đắn. Trân trọng và thần tượng cái đẹp nhưng không thái quá mà vẫn luôn giữ được một phương châm sống chuẩn mực và lành mạnh.

Lời kết

Học xong bài Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội, các em cần:

- Nắm được các yêu cầu cần thiết đối với văn bản thuyết minh.

- Nắm được cách viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội sẽ giúp các em rèn luyện cách trình bày các yêu cầu cần thiết khi làm bài văn thuyết minh và cách viết bài văn thuyết minh về một hiện tượng xã hội cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON