Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài soạn chi tiết sẽ giúp các em hình thành kĩ năng viết bài nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí cụ thể. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Kiểu bài
1.1.1. Khái niệm
- Bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể như: nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…
- Ví dụ:
+ Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.
+ Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?.
+ Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.
1.1.2. Yêu cầu
Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).
- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.
- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.
1.2. Cách viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
1.2.1. Thực hành viết
a. Chuẩn bị:
- Tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết (trọng tâm vấn đề, kiểu bài, phạm vi bàn luận,…)
- Đọc kĩ các nội dung nêu lên ở mục 1. Định hướng.
- Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (các bài viết, câu chuyện, tranh, ảnh,…).
b. Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là thế nào?
→ Trả lời: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.
- Câu hỏi: Tại sao cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối lại ngả phía sau lưng bạn?
→ Trả lời: Cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối ngả phía sau lưng bạn là miêu tả sự thật hiển nhiên khi bạn hướng mình về phía ánh sáng thì bóng của bạn sẽ ngả về sau.
- Câu hỏi: Điều đó được thực hiện cụ thể như thế nào?
→ Trả lời: Khi ta luôn hướng về những điều tốt đẹp thì tự bản thân sẽ hoàn thiện hơn, ít đi những bóng tối. Ví dụ: Trong công việc nhiều khi ta gặp vô vàn khó khăn thâm chí là thất bại điều quan trọng là ta phải có niềm tin đứng lên khi vấp ngã.
- Câu hỏi: Câu cách ngôn trên có giá trị gì?
→ Trả lời: Có giá trị về bài học nhận thức và hành động: luôn hướng về những gì tốt đẹp, rèn luyện ý chí, sống lạc quan, nhân ái hơn.
* Lập dàn ý:
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
c. Viết:
Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý:
- Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề).
- Thân bài:
+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề:
+ Các luận cứ (a, b, c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm. Ví dụ:
- Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa:
- Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.
+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
+ Tự đánh giá kết quả viết.
- Về nội dung kiểm tra, chỉnh sửa:
1.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết
- Nhiệm vụ của Mở bài: là nêu lên vấn đề cần bàn luận trong bài viết. Có thể mở bài bằng các cách sau:
- Nhiệm vụ của Kết bài: là tổng hợp và gợi mở vấn đề có thể suy nghĩ tiếp từ nội dung cần bàn luận trong bài viết. Có thể kết bài bằng các cách sau:
- Câu chuyển đoạn: Để đảm bảo cho bài văn liền mạch, có lô gích giữa các đoạn văn, cần có câu chuyển đoạn. Ví dụ: Để chuyển từ đoạn giải thích sang đoạn chứng minh cho tính đúng đắn của một cách ngôn, có thể viết: “Vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn nêu trên đã được thể hiện rất sinh động trong cuộc sống và trong nhiều tác phẩm thơ văn.”.
Bài tập minh họa
Viết bài văn trình bày suy nghĩ về câu cách ngôn “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần lập dàn ý bên trên để triển khai thành một bài văn cụ thể.
Lời giải chi tiết:
Mỗi người là một vũ trụ thu nhỏ bởi vậy mỗi người sẽ có cho mình một cách sống, một cách suy nghĩ riêng. Nhưng sống và nghĩ như thế nào để chúng ta thấy hạnh phúc, để cuộc đời này có ý nghĩa. Đó chính là một vấn đề đáng quan tâm và đã có ý kiến cho rằng: "Hãy luôn hướng về mặt trời bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".
Mặt trời là tượng trưng cho ánh sáng, niềm tin, hy vọng,... những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bóng tối lại là tượng trưng cho những xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen.... những điều tiêu cực kìm hãm sự phát triển của con người. Như vậy ý kiến "Hãy luôn hướng về mặt trời bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn" có nghĩa là bạn luôn hướng về mặt trời, luôn hướng về những điều tốt đẹp với niềm tin, hy vọng, ý chí... thì chắc chắn những điều xấu xa, tiêu cực sẽ bị đẩy lại phía sau, chìm vào quá khứ và rời xa bạn.
Trong công việc, nhiều khi ta gặp vô vàn khó khăn thâm chí là thất bại, nhưng điều quan trọng là ta phải có niềm tin đứng lên khi vấp ngã. Ông chủ hãng cafe Trung Nguyên là một ví dụ, sau bao lần vấp ngã, trải qua bao khó khăn nhưng ông vẫn giữ vững một niềm tin và cuối cùng cafe Việt Nam đã trở thành thương hiệu quốc tế. Trong mối quan hệ bạn bè, đâu phải lúc nào ta cũng hiểu nhau. Nếu bạn ta có gây ra lỗi lầm, hãy tha thứ và giúp bạn sửa chữa lỗi lầm. Có được sự bao dung ấy thì lẽ đương nhiên phần bóng tối nhỏ nhen trong ta sẽ mất đi. Tại sao hướng về mặt trời thì bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn? Khi ta luôn hướng về những điều tốt đẹp thì tự bản thân sẽ hoàn thiện hơn, ít đi những bóng tối. Theo đó, mọi khó khăn, thử thách trên đường đời bạn sẽ lần lượt vượt qua một cách ngoạn mục nhất. Trong thực tế đời sống, bên cạnh những người luôn hướng về mặt trời thì cũng có những người luôn sống với bóng tối. Họ luôn giữ cho mình những ích kỷ, nhỏ nhen, tội lỗi mà không chịu đổi thay.
Như vậy, ý kiến Hãy luôn hướng về mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn là một lời khuyên về cách sống rất ý nghĩa, đúng đắn. Chúng ta phải luôn hướng về những gì tốt đẹp nhất. Muốn vậy, ta phải rèn luyện ý chí, sống lạc quan, nhân ái hơn.
Lời kết
Học xong bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần nắm:
- Biết viết bài nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí.
- Trân trọng những giá trị nhân văn vừa mang đặc điểm dân tộc, vừa mang tính phổ quát nhân loại; giữ gìn, phát huy di sản văn học của Việt Nam và thế giới.
Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều
Bài học Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí sẽ giúp các em hình thành kĩ năng viết bài nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
- Soạn văn tóm tắt Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
Hỏi đáp bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247