YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 110 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


Nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch, truyện và nghị luận, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 110 thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ngôn ngữ viết

1.1.1. Khái niệm

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng.

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết

a. Về tình huống giao tiếp:

- Không tiếp xúc trực tiếp.

- Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai.

- Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức.

b. Về phương tiện ngôn ngữ: Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

c. Về phương tiện hỗ trợ:

- Dấu câu.

- Hình ảnh minh họa.

- Sơ đồ, bảng biểu.

d. Về hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:

- Về từ ngữ: Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

- Về câu: Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

1.2. Ngôn ngữ nói

1.2.1. Khái niệm

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lự chọn, gọt giũa. 

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng, ..  và có sự kết hợp giữa âm thanh, giọng điệu, các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói. 

- Từ ngữ: trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, … Về câu, ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược, nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.

Bài tập minh họa

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hẳn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... 

(Nam Cao)

 

Lời giải chi tiết:

- Giọng điệu trần thuật: hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

- Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 110, các em cần nắm:

Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch, truyện và nghị luận.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 110 sẽ giúp các em nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch, truyện và nghị luận. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 110
  • Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 110

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 110 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON