YOMEDIA
NONE

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11

Bài soạn Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học sẽ giúp các em có thêm những gợi ý cho các đề bài trong SGK. Đồng thời cũng hỗ trợ các em có thêm những kiến thức cần thiết về kĩ năng để chuẩn bị cho bài viết được tốt hơn. Chúc các em có được điểm cao trong bài kiểm tra. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Những kiến thức về thao tác lập luận phân tích và so sánh
  • Nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học
  • Những lưu ý cần nhớ khi viết bài.

2. Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau:

Đầu lòng hai ả tố Nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Êm đềm trướng rũ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình

Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Gợi ý trả lời:

Đề 1:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Đoan trích được trích từ kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả đoạn trích đã gợi tả vẻ đẹp của hai trang tuyệt thế giai nhân, hai cô con gái nhà họ Vương: Thúy Kiều và Thúy Vân. Với tài năng của mình, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp của từng người bằng bút pháp ước lệ tượng trương)
  • Thân bài: 
    • Phân tích vẻ đẹp Thúy Vân
      • Thúy Vân được tác giả đặc tả chủ yếu về nhan sắc, là một con người phúc hậu, đoan trang. Nàng có vẻ đẹp: "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Nụ cười của Vân tươi tắn như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc mềm, bóng mượt đến nỗi "mây thua". Làn da trắng mịn khiến cho tuyết phải nhường.
      • Thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài tình của Nguyễn Du đã làm cho bức chân dung nhân vật cứ hiện dần ra. Từ khuôn mặt, nét ngài, tiếng cười giọng nói, mái tóc, làn da đều được tác giả so sánh cùng thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết... Có thể thấy, vè đẹp của Vân là vẻ đẹp cao sang, quý phái, vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên.
      • Qua đó, nhà thơ ngầm dự báo cuộc sống của Thúy Vân sẽ bình lặng, êm ả.
    • Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều
      • Vẻ đẹp của Thúy Kiều được đặc tả trong 12 câu, đó là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Nếu vẻ đẹp của Vân là hoàn hảo thì vẻ đẹp của Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo ấy:
      • Vẻ đẹp của Kiều vượt lên trên vẻ đẹp của Thúy Vân cả về mặt trí tuệ (sắc sảo) và tâm hồn (mặn mà).
        • Về nhan sắc: Nhà thơ đặc tả đôi mắt của nàng trong như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của môi hồng, má thắm khiến cho "hoa ghen", nước da trắng xinh làm cho liễu phải "hờn". Kiều mang vẻ đẹp của một trang tuyệt thế giai nhân khó có ai sáng bằng. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật tiểu đối khiến cho tính chất đối kị giữa vẻ đẹp của Kiều với thiên nhiên tăng gấp bội.
        • Về tài năng: Kiều không chỉ có sắc mà còn là một cô gái thông minh, tài hoa. Nàng có tài thơ, họa, đàn... tài nào cũng siêu tuyệt.
      • Các từ ngữ: ghen, hờn, đòi một, họa hai, vốn sẵn, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân.. tạo nên hệ thống ngôn ngữ vừa tả tài sắc vừa hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều.
  • Kết bài: Đánh giá, nhận xét về tài sắc Thúy Vân và Thúy Kiều

Đề 2:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    • Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …
    • Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.
  • Thân bài:
    • Sự giống nhau của hai ông
      • Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.
      • Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:
        • Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.
        • Tình cảm bạn bè và gia đình.
        • Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.
        • Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
    • Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
      • Nguyễn Khuyến
        • Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.
        • Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.
      • Tú Xương
        • Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.
        • Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.
      •  Nguyên nhân có sự khác nhau:
        • Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.
        • Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.
  • Kết bài:
    • Nhận xét, đánh giá về giá trị thơ văn và nhân cách của hai nhà thơ lớn thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam
    • Mở rộng vấn đề

Đề 3:

  • Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    • (Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.)
  • Thân bài:
    • Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
    • Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
      • Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
      • Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)
      • Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …)
    • Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
      • Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
      • Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
  • Kết bài: Khẳng định, đánh giá và mở rộng vấn đề
    • (Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động)

Đề 4:

  • Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    • (Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng đã để lại cho chúng ta không ít những cảm xúc chân thành, xúc động. Nhưng điều mà chúng ta cảm nhận sâu sắc nhất qua sự nghiệp thơ văn của ông chính là sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tưởng sống và sự nghiệp thơ văn. Ở Nguyễn Đình Chiểu, văn với người là một. Thơ văn ông thể hiện rõ chân dung tinh thần của ông. Bởi vậy, đọc thơ văn của nhà thơ mù xứ Đồng Nai ta thấy rõ y chí kiên cường của người chiến sĩ, nhà thơ đầy khí tiết đất Gia Định, ....)
  • Thân bài 
    • Cuộc đời:
      • Suốt cuộc đời mình, dù gặp nhiều bất hạnh trắc trở trên đường đời, song con người ấy vẫn vượt lên trên mọi hoàn cảnh, vẫn giữ trọn được đạo lí, cốt cách cao đẹp; đứng về phía chân lí, đấu tranh chống bọn bất nhân bất nghĩa.
      • Trước khi Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút để chở đạo và "đâm mấy thằng gian". Khi Pháp xâm lược nhà thơ tiếp tục nêu cao tinh thần chiến đấu vì nghĩa bằng mấy ngòi bút và đạo đức sáng ngời của mình.
      • Pháp đánh chiếm Nam Bộ, không thể trực tiếp đánh giặc bằng gươm, ông đã đánh giặc bằng mưu trí, bàn kế đánh giặc với các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Đốc binh là). Cuộc khởi nghĩa của các nghĩa quân bị dìm trong biến máu, giặc chiếm hết Nam Bộ, Nguyễn Đình CHiểu đã từ chối sự mua chuộc của kẻ thù xâm lược, kiên kiết giữ vững khí tiết. Không dừng lại ở đó nhà thơ thêm một lần nữa tiếp tục gương cao tinh thần chiến đấu, dùng ngòi bút sắc bén của mình để bênh vực cho lẽ phải, cho chính nghĩa.
    • Sự nghiệp thơ văn
      • Trước khi Pháp xâm lược, cụ Đồ Chiểu đã thể hiện rõ tư tưởng, đạo sống của mình qua các tác phẩm Lục Vân Tiên. Tác giả đã ca ngợi những con người nghĩa hiệp vì nghĩa mà xả thân đánh cướp, trừ gian như Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh... Tôn vinh những con người có tấm lòng chung thủy, có nghĩa, có tình như Kiều Nguyệt Nga. Mặt khác, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã lên án bọn người bất nhân bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cho con Võ Thể Loan...
      • Giặc Pháp biến Nam Bộ thành mảnh đất nô lệ, đau thương nhà thơ đã thể hiện rõ khí chí của người con trung nghĩa bằng lòng căm thù giặc sâu sắc, hết lời ngợi ca những tấm gương xả thân vì dân tộc: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Chạy Giặc...

→ Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Nguyễn Đình Chiểu vẫn một lòng vì nghĩa, luôn nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời. Ông xứng đáng là ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc như lời bác Phạm Văn ĐỒng khẳng định: "Trên trời có vì sao có ánh sáng khác thường... con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn mới thấy càng sáng" (Bài "Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc").

  • Kết bài:
    • Khẳng định giá trị về cuộc đời  và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời có thể liên tưởng, mở rộng vấn đề

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học để nắm, vững hơn kiến thức và kĩ năng cần thiết cho bài viết sắp tới.

3. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON