Mời các em đến với phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Ngữ văn 11 sau đây để biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK thông qua những gợi ý chi tiết, rõ ràng; dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị bài học cũng như ôn lại những kiến thức chính phần làm văn lớp 11. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Những nội dung, kiến thức cơ bản cần ôn tập
- Văn nghị luận là gì.
- Các đặc trưng của văn nghị luận
- Tính triết lý sâu sắc.
- Tính biện luận mạnh mẽ.
- Tính thuyết phục cao.
- Các yếu tố và mối quan hệ trong văn nghị luận.
- Luận điểm
- Luận cứ
- Lập luận (luận chứng)
- Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận
- Nghị luân.
- Thuyết minh
- Tự thuật và miêu tả.
1.2. Ôn tập về thao tác lập luận
- Các thao tác lập luận
- Thao tác lập luận phân tích.
- Thao tác lập luận bác bỏ.
- Thao tác lập luận so sánh.
- Thao tác lập luạn bình luận
- Biết cách lập luận và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
1.3. Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Trong văn bản "Về luân lí xã hội ở nước ta", Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Hãy đánh giá và phân tích hiệu quả của những thao tác lập luận này?
- Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận bình luận
Câu 2: Khi phân tích nội dung câu danh ngôn "Thất bại là mẹ thành công", anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu? Dựa trên những cơ sở nào và lựa chọn những ví dụ có thật nào để làm sáng tỏ?
- Khi phân tích nội dung câu danh ngôn "Thất bại là mẹ thành công" các em có thể tiến hành theo trình tự:
- Phân tích cơ sở xuất hiện câu nói đó:
- Mỗi lần thất bại người ta rút ra được những bài hoc kinh nghiệm quý giá.
- Thất bại mà không nản chí cũng là một cách rèn luyện bản lĩnh cho con người.
- Từ thất bại mà người ta có thể nảy sinh những ý tưởng, cách thức hoàn thành công việc tốt hơn dự định ban đầu.
- Phân tích cơ sở xuất hiện câu nói đó:
- Dựa vào dẫn chứng trong đời sống thực tế để chứng minh những lí do đã nêu ở trên.
- Trong quá trình phân tích có thể lồng vào thao tác bác bỏ quan niệm sai lầm
- Sợ thất bại nên không dám làm.
- Bi quan chán nản khi thất bại.
- Không biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại
Câu 3: Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích "Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn" (SGK trang 124) và thử viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn.
- Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích
- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
- Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: "loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất".
⇒ Nhằm đề cao giá trị tư tưởng của tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
-
Viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn
Đề bài: Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ Văn của lớp có nêu quan niệm sau: "Muốn học giỏi môn ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn". Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn bác bỏ quan niệm sai lầm trên.
Bài làm
Bàn về quan niệm “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn”. Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm, khi chúng ta học ngữ văn theo kiểu đó thì ta sẽ hình thành một cách học không tốt đó là “học vẹt”. Học thuộc bây giờ nhưng sau này lại quên. Khi đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ mà đến lúc phân tích bài văn hay một bài thơ nào đó thì ta lại không biết được bài thơ đó được viết theo lối gì? Được viết vào năm bao nhiêu hay thậm chí là năm sinh, năm mất của tác giả cũng không biết. Vậy chúng ta học theo cách trên là hoàn toàn không đúng.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 để nắm vững bài học.
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Chuyển nội dung bài Bầm ơi thành văn xuôi
chuyển nội dung bài thơ bầm ơi thành văn xuôi
-
Suy nghĩ Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm
Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3/2009, Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-ki Mun tuyên bố: “Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm”.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này?
-
Kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô
Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.