Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du - người đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân trong tác phẩm của mình và để lại rất nhiều cảm hứng cho văn học ngày nay. Chính vì vậy, mở đầu chủ đề Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp thuộc sách Cánh diều dưới đây. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại: văn bản thông tin.
1.1.2. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: nghị luận.
1.1.3. Bố cục
- Phần 1: Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú của Nguyễn Du.
- Phần 2: Sự nghiệp văn học của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú của Nguyễn Du
- Xuất thân: Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
- Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.
Đại thi hào Nguyễn Du – một Danh nhân văn hóa thế giới
(1765 – 1820)
1.2.2. Sự nghiệp văn học của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
a. Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:
- Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.
+ Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du: “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”. Ông cảm nhận bản thân mình cũng là một người cùng cảnh ngộ với những số phận tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc và cũng tự thương cho chính bản thân mình khi dựng nghiệp, khi cô đơn, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời.
+ Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều
b. Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều:
- Ngôn ngữ kể chuyện: ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.
- Thể thơ: Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.
- Ngôn ngữ: truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản cung cấp thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Bên cạnh đó còn cung cấp một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.
1.3.2. Về nghệ thuật
Cung cấp cho người đọc thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du và những cảm hứng, phong cách... chủ đạo trong sáng tác của ông.
Bài tập minh họa
Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ bằng cách giải thích nhận định, phân tích, bình luận để làm rõ.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là nhắc đến Nguyễn Du với những mong ước, khát khao lớn lao, còn “ta nay” chính là muốn chỉ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.
Lời kết
Học xong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp, các em cần nắm:
- Biết thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
- Trân trọng đối với những người có đóng góp lớn cho sự nghiệp văn học dân tộc.
Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều
Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân trong tác phẩm của mình, đưa ngôn ngữ văn học của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
- Soạn văn đầy đủ Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn văn tóm tắt Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
Hỏi đáp bài Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Sóng - Xuân Quỳnh
Nguyễn Du – một danh nhân văn hóa đại tài của dân tộc. Sức ảnh hưởng của ông đã vượt khỏi ranh giới dân tộc để vươn tầm thế giới. Sự nghiệp của ông đã để lại cho đời một kho tàng văn học đồ sộ đa dạng về thể loại. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247