YOMEDIA
NONE

Củng cố, mở rộng Bài 9 - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong nội dung Bài 9: Lựa chọn và hành động, các em đã được học về văn bản thông tin có nhiều chủ đề, cách viết và giới thiệu về một một tác phẩm nghệ thuật. Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức đã học, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 9 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm của văn bản thông tin có nhiều chủ đề

1.1.1. Phân loại

Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:

- Xét mức độ biểu hiện đậm hay nhạt, mạnh hay yếu của chủ đề thông qua toàn bộ thế giới nghệ thuật được miêu tả, có thể nói đến chủ đề chính và chủ đề phụ (việc xác định đâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ nhiều khi phụ thuộc vào sự tiếp nhận khác nhau của người đọc chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý của tác giả).

- Xét tính chất của những điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát nhân loại.

1.1.2. Tác dụng

- Sự đa dạng về chủ đề khiến văn bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự đón đợi của nhiều loại độc giả khác nhau và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản một điều tâm đắc riêng.

- Mặc dù thể hiện nhiều chủ đề, tính thống nhất, trọn vẹn của văn bản vẫn luôn được nhà văn xem là đích cần hướng tới và điều này không có gì mâu thuẫn, bởi tự các chủ đề soi sáng, bổ sung cho nhau để cùng tạo nên một tác động mạnh mẽ, mang tính tổng hợp đối với người tiếp nhận.

Xem chi tiết văn bản thông tin nhiều chủ đề:

Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

1.2. Ôn lại cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng).

- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai:

+ Miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó;

+ Phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật;

+ Đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm.

- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.

- Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả.

1.3. Ôn tập cách giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, sự đón nhận của công chúng và các nhà chuyên môn,..).

- Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm (xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của hoạt động giới thiệu).

- Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe nói chung.

Bài tập minh họa

So sánh những vẻ đẹp của lựa chọn và hành động được thể hiện trong hai văn bản Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).

 

Lời giải chi tiết:

- Ở văn bản “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, ta thấy nổi bật trong đó là tinh thần của một người với lối sống cá tính, tự do, phóng khoáng và không bị gò bó bởi những luật lệ phong kiến hà khắc. Đó là hình ảnh ngạo nghễ, tự do tự tại của tác giả khi rời chốn quan trường, tận hưởng cuộc sống bình thường đáng quý. Khi làm quan, ông là một người tài giỏi, có đóng góp lớn cho triều đình, đất nước. Khi rời chốn quan trường, ông vui vẻ hưởng thụ cuộc sống tự do, tự tại phóng túng của mình, mặc cho những luật lệ cổ hủ hà khắc và miệng lưỡi của người đời ngoài kia, ông vẫn luôn là chính mình.

 - Ở văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu: Không khí chung của văn bản này là sự tang thương của nhân dân Nam Bộ trước sự ra đi của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đó là niềm cảm thương, tiếc nuối, xót xa cho số phận của họ. Nhưng ẩn sâu trong đó là sự ca ngợi, niềm biết ơn của những người ở lại dành cho những người nghĩa sĩ dũng cảm đã sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ cuộc sống của người dân. Chiến công đó của họ sẽ mãi là bất tử và là bức tượng đài nghệ thuật vĩ đại nhất.

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 9, các em cần:

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận; đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết; thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do.

Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.

Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc,.), nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,..).

Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 9: Lựa chọn và hành động, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về văn bản thông tin có nhiều chủ đề, cách viết và giới thiệu về một một tác phẩm nghệ thuật. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài chi tiết Củng cố, mở rộng Bài 9

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON