YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX


Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vậy quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc có những nét chính gì? Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ có những điểm gì nổi bật? Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều để tìm hiểu.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc

- Những năm 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc => ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

+ Ứng dụng những thành tựu cách mạng công nghiệp, nền kinh tế của các nước tư bản Âu – Mỹ phát triển nhanh chóng. 

+ Các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản => các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước.

Tranh biếm hoạ đương thời về các tổ chức độc quyền ở Mỹ

Hình 1. Tranh biếm hoạ đương thời về các tổ chức độc quyền ở Mỹ

- Ở mỗi nước, tổ chức độc quyền tồn tại dưới những hình thức khác nhau: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),... 

- Quá trình tập trung tư bản cũng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng => các nhà tư bản ngân hàng đã tham gia vào sản xuất, kinh doanh;

- Tư bản công nghiệp cũng góp vốn vào ngân hàng =>  tầng lớp tư bản tài chính thao túng về kinh tế, tài chính,... của quốc gia.

- Việc mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. 

+ Anh và Pháp đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm. 

+ Đức và Mỹ đang trên đà phát triển nhanh, nhưng lại có quá ít thuộc địa, rất khao khát thị trường. 

=> Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt.

1.2. Các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ

1.2.1. Anh

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). 

Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế. Có thế lực lớn nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40 % số vốn đầu tư của cả nước.

- Về đối nội: Nước Anh có Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Về đối ngoại:

Ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. 

Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km (gấp 12 lần thuộc địa của Đức).

Hình 2. "Con bạch tuộc" – biểu tượng về sự mở rộng xâm lược - thuộc địa của đế quốc Anh (tranh biếm hoạ)

1.2.2. Pháp

- Về kinh tế:

Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh)

Cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh). 

- Về đối nội:

Tình hình chính trị của nước Pháp rất phức tạp, liên tục thay đổi chính phủ. 

Các chính phủ đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, thi hành chính sách đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại:

Tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. 

Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh). 

Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga, do vậy Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Pháp xâm lược Ma-đa-gát-xcа năm 1895 (tranh vẽ)

Hình 3. Pháp xâm lược Ma-đa-gát-xcа năm 1895 (tranh vẽ)

1.2.3. Đức

- Về kinh tế:

Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Đức đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Mỹ).

Năm 1890, nước Đức vươn lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ). 

Nhiều công ty độc quyền ra đời trong các lĩnh vực luyện kim, than đá, hoá chất,... và chị phối nền kinh tế đất nước.

=> Nền kinh tế Đức có tốc độ phát triển nhanh chóng do đất nước đã thống nhất (1871)'

- Về đối nội:

Quý tộc địa chủ và tư sản liên kết chặt chẽ, thi hành chính sách đề cao chủng tộc Đức

Đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Về đối ngoại:

Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã bị các đế quốc khác phân chia => Chính phủ Đức muốn dùng vũ lực chia lại. 

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

1.2.4. Mỹ

- Về kinh tế:

Trong 30 năm (1865 – 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ ba (sau Anh, Pháp) đã vươn lên vị trí số một thế giới.

Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. 

- Về đối nội: Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: 

Tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất cần thị trường, thuộc địa. 

Mỹ đã áp dụng Học thuyết Mơn-rô để tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này. 

Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-lip-pin và Cu-ba.

Tranh biếm hoạ đương thời thể hiện việc Mỹ áp dụng Học thuyết Mơn-rô, đuổi các nước châu Âu ra khỏi Đô-mi-ni-ca

Hình 4. Tranh biếm hoạ đương thời thể hiện việc Mỹ áp dụng Học thuyết Mơn-rô, đuổi các nước châu Âu ra khỏi Đô-mi-ni-ca

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền?

 

Hướng dẫn giải

+ Nhờ ứng dụng những thành tựu cách mạng công nghiệp, nền kinh tế các nước tư bản Âu - Mỹ phát triển nhanh chóng. Để có nhiều nguồn vốn cho sản xuất và đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản. Từ đó, các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước.

+ Ở mỗi nước, tổ chức độc quyền tồn tại dưới một hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),...

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp tư bản tài chính, có khả năng thao túng về kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

 

Bài 2: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Anh?

 

Hướng dẫn giải

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế.

- Về đối nội: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở Anh. Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km2. Vì vậy, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II1 trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II2 trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II3 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II4 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF