YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX


Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc khai thác đại quy mô đối với thuộc địa Đông Dương. Cuộc khai thác này làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, ách thống trị của thực dân Pháp khiến cho mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc, xuất phát từ những vấn đề trên ở Vệt Nam  đầu thế kỉ XX đã xuất hiện các khuynh hướng đấu tranh mới với các lãnh tụ tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, …. Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

Hình 1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

- Thực dân Pháp đã xâm chiếm Việt Nam và củng cố bộ máy thống trị, bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

- Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.

- Tên nước Việt Nam bị xoá trên bản đồ chính trị thế giới.

- Chính sách khai thác thuộc địa lần đầu của Pháp từ 1897 đến 1914 chủ yếu về kinh tế và văn hoá.

- Chính sách này đã tác động và làm thay đổi xã hội Việt Nam.

Phu kéo xe thời Pháp thuộc

Hình 2. Phu kéo xe thời Pháp thuộc

1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam

- Một bộ phận sĩ phu yêu nước đón nhận tư tưởng này

- Phong trào yêu nước mới xuất hiện. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là tiêu biểu cho khuynh hướng mới này.

a. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng biện pháp bạo động.

- Tháng 5-1904, Phan Bội Châu cùng với đồng chí thành lập Duy tân hội với mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

- Tháng 2-1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản cầu viện, sau đó tổ chức phong trào Đông du.

- Tháng 5-1912, Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

- Việt Nam Quang phục hội tổ chức một số cuộc bạo động lẻ tẻ nhằm thức tỉnh đồng bào.

- Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông, hoạt động của Việt Nam Quang phục hội dần tan rã.

Quốc kì Ngũ tinh liên châu do Việt Nam Quang phục hội thiết kế và quản dụng phiếu do Hội phát hành

Hình 3. Quốc kì Ngũ tinh liên châu do Việt Nam Quang phục hội thiết kế và quản dụng phiếu do Hội phát hành

 

b. Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

Hình 4. Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cải cách dân chủ.

- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ.

- Phong trào hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu,...

- Đến năm 1908, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó lan rộng ra một số tỉnh ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp.

- Phan Châu Trinh và nhiều đồng chí của ông bị bắt đày ra Côn Đảo.

- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp.

- Suốt những năm sống ở Pa-ri, ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.

1.3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành là tên thuở nhỏ của Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Nghệ An.

- Nguyễn Tất Thành đã có chí chỉ "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào" từ rất sớm.

- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành lên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin (Latouche Tréville) để đi sang phương Tây tìm đường cứu nước và học hỏi.

Sơ đồ hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917

Hình 5. Sơ đồ hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917

Bài tập minh họa

Bài 1: Chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ra sao?

 

Hướng dẫn giải

- Các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội bị phân hóa.

- Xuất hiện một số lực lượng xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

 

Bài 2: Những hoạt động yêu nước trong giai đoạn này diễn ra như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam diễn ra phong trào yêu nước sôi nổi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với hai xu hướng: bạo động (đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu) và cải cách (đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh).

Luyện tập Bài 23 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

- Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.

3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 23 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 92 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 3 trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF