Năm 1884, sau Hiệp ước Patơnốt thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Tuy vậy, trên thực tế thực dân Pháp mới chỉ khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Cùng HOC247 tìm hiểu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào qua nội dung của Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
- Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt chia Nam Kỳ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là "xứ bảo hộ".
- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình vẫn tiếp tục chống Pháp.
- Phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.
- Vua Hàm Nghi bị đưa ra Tân Sở, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương và phong trào Cần vương bùng nổ.
Hình 1. Lược đồ phong trào Cần vương (1885 – 1896)
a. Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào năm 1883.
- Nghĩa quân xây dựng lực lượng ở vùng Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên).
- Năm 1885, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.
Hình 2. Văn chỉ phủ Khoái Châu, Hưng Yên – nơi đây đã từng là đại bản doanh của nghĩa quân Bãi Sậy
- Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần. Đến năm 1892, cuộc khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.
b. Khởi nghĩa Ba Đình
- Năm 1886, khởi nghĩa do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
- Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.
- Lực lượng nghĩa quân bao gồm người Kinh, người Mường, người Thái,...
- Tháng 1 – 1887, quân Pháp dùng đại bác tấn công và phá huỷ căn cứ của nghĩa quân.
Hình 3. Trận chiến giữa nghĩa quân Ba Đình với thực dân Pháp ngày 20 – 1 – 1887 (tranh vẽ của Phan Bảo, Khu di tích lịch sử Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hoá)
- Nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá) tiếp tục chiến đấu một thời gian trước khi tan rã.
c. Khởi nghĩa Hương Khê
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Phan Đình Phùng
- Các tướng lĩnh tiêu biểu: Cao Thắng
- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân: 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
- Địa bàn chính: núi Vụ Quang (Hà Tĩnh)
1.2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
- Vùng đất Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ.
- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.
- Tháng 12 - 1890, nghĩa quân đánh bại ba cuộc tấn công của quân Pháp vào căn cứ Hồ Chuối nhưng sau nhiều trận chiến, họ phải rút lui khỏi căn cứ. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế.
- Tháng 5 - 1894, nghĩa quân đánh bại cuộc tấn công của quân Pháp lên Yên Thế buộc quân Pháp phải hoà hoãn. Năm 1897, nghĩa quân củng cố và phát triển địa bàn hoạt động. Đồn Phồn Xương (Bắc Giang) từng là nơi gặp gỡ giữa Đề Thám với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…
- Năm 1908, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế với lý do nghĩa quân tham gia vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. Nhiều nghĩa quân hi sinh trong nhiều ngày chiến đấu gian khổ.
- Ngày 10 - 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Hình 4. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
Bài tập minh họa
Bài 1: Liệt kê tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương?
Hướng dẫn giải
- Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo - diễn ra tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
- Khởi nghĩa Bãi Sậy do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo - diễn ra tại vùng Bãi sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), sau đó mở rộng ra các tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo - diễn ra tại 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Bài 2: Vì sao lại gọi là "Phong trào Cần vương"?
Hướng dẫn giải
Sau thất bại trong cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại sơn phòng Tân Sở, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống Pháp bùng nổ và đi vào lịch sử với tên gọi là Cần vương.
Luyện tập Bài 21 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885-1896).
- Trình bày được những nét cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).
3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
- A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
- C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.
- D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.
-
- A. Kinh đô Huế.
- B. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).
- C. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).
- D. Đồn Mang Cá (Huế).
-
- A. Hương Khê.
- B. Yên Thế.
- C. Yên Bái.
- D. Thái Nguyên.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 21 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 2 trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 21 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!