YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)


Sau khi các cuộc Cách mạng tư sản ở Châu Âu & Bắc Mĩ hoàn thành, Chủ nghĩa tư bản tiếp tục những cuộc xâm lược ở Châu Á, Phi và Mỹ Latinh để mở rộng thị trường, vơ vét bóc lột các thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cũng nằm trong nguy cơ đó. Hãy cùng HOC247 tìm hiểu tình hình các cuộc kháng chiến ở nước ta trong giai đoạn này thông qua nội dung của Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873

- Vào ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng, lấy cớ bảo vệ Thiên Chúa giáo.

Một góc thành Điện Hải (Đà Nẵng)

Hình 1. Một góc thành Điện Hải (Đà Nẵng), tiền đồn phòng thủ của quân triều đình, sau khi bị liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắn đại bác và đánh chiếm lúc 10 giờ sáng ngày 2 – 9 – 1858 (tranh minh hoạ của Lơ-brờ-tông (Lebreton) đăng trên Hoạ báo (L‘lu-lut-trây-sân (L'Illustration)), Pa-ri, 1858)

- Sáng ngày 1-9-1858, đại bác trên chiến hạm của liên quân bắn vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp-Tây Ban Nha.

- Tháng 2-1859, phía Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng.

- Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ và vào ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công Gia Định và thành Gia Định thất thủ.

- Tổng đốc Võ Duy Ninh hi sinh.

- Sau khi thành Gia Định bị phá huỷ, triều đình nhà Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hoà và rạng sáng ngày 24-2-1861, quân Pháp hạ đại đồn Chí Hoà và chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

- Tháng 6-1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất và cả hai bên tạm thời hoà hoãn.

- Năm 1867, phía Pháp vi phạm hiệp ước và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.

Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kỳ

Hình 2. Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kỳ

- Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương diễn ra khắp nơi và ngày càng lan rộng.

- Nhiều lãnh tụ kháng Pháp thà chết chứ không chịu hợp tác với kẻ đi xâm lược. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dùng văn thơ để chiến đấu.

1.2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884

- Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ và tấn công Cam-pu-chia.

- Năm 1873, Gác-ni-ê dẫn 200 quân đánh chiếm Bắc Kỳ, nhưng gặp sự kháng cự của quân dân Việt Nam.

- Thực dân Pháp kí hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn và rút quân khỏi Hà Nội.

- Tháng 4 - 1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

Sơ đồ thực dân Pháp mở rộng xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1873 – 1884)

Hình 3. Sơ đồ thực dân Pháp mở rộng xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1873 – 1884)

- Cuộc chiến đấu chống Pháp vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kỳ sau khi Hà Nội bị chiếm.

- Từ tháng 12 - 1883, quân Pháp tiếp tục tấn công và tiêu diệt các phòng tuyến cuối cùng của quân ta ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang.

Lược đồ quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy

Hình 4. Lược đồ quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy

Bài tập minh họa

Bài 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?

 

Hướng dẫn giải

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884) của nhân dân Việt Nam có đặc điểm nổi bật là đi từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

 

Bài 2: Trình bày tình hình chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862)?

 

Hướng dẫn giải

- Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

- Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

Luyện tập Bài 20 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884).

- Nêu được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 83 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 20 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON