HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? SGK Cánh diều, được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa bám sát nội dung chương trình SGK. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí?
- Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?
+ Khi học địa lí, em sẽ được tìm hiểu các đối tượng và hiện tượng địa lí: đồi núi, sông, các thành phố, các quốc gia, động đất, núi lửa phun trào, gió, bão,...
+ Các đối tượng và hiện tượng địa lí phân bố ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái Đất. Các đối tượng địa lí đều có một vị trí địa lí xác định; các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.
=> Câu hỏi "Ở đâu?" đối với các hiện tượng địa lí thôi thúc em tìm hiểu về đặc điểm chung trong phân bố một loại hiện tượng nào đó. Ví dụ: Gió Tín phong phân bố ở đâu?
- Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?
+ Câu hỏi "Như thế nào?": tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng địa lí => Đòi hỏi chứng minh/đưa ra dẫn chứng cho lập luận của mình.
+ Câu hỏi "Tại sao?": cần tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí (quan hệ nhân - quả). Ví dụ: Tại sao mọi nơi trên Trái Đất đều luân phiên có ngày và đêm? (Do Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục).
1.2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
- Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí
+ Sử dụng bản đồ;
+ Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê;
+ Sử dụng các thiết bị: xác định phương hướng (la bàn), các tiện ích trên điện thoại thông minh (GPS, bản đồ trực tuyến,...).
- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.
- Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập.
1.3. Địa lí và cuộc sống
- Học địa lí thật là lí thú vì:
+ Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế;
+ Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội;
+ Hiểu được ý nghĩa của không gian sống,...
- Kiến thức và kĩ năng địa lí rất cần thiết cho cuộc sống:
+ Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh thiệt hại do thiên tai;
+ Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí;
+ Kiến thức và kĩ năng địa lí được học ở nhà trường sẽ trở thành một phần trong hành trang vào đời, sử dụng để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Bài tập minh họa
2.1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí?
1. Hãy đặt một số câu hỏi về "Cái gì?", "Ở đâu?" gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống.
2. Hãy đặt một số câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?" gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào thông tin trong mục 1 SGK và kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. Ví dụ câu hỏi về "Cái gì?", "Ở đâu?"
- Dân số là gì?
- Rừng lá rộng thường phân bố ở đâu?
2. Ví dụ câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?"
- Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố như thế nào?
- Tạo sao hiện tượng động đất lại xảy ra?
2.2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 SGK và kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Để học tốt Địa lí cần các công cụ hỗ trợ như:
- Bản đồ
- Biểu đồ và các số liệu thống kê
- Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: địa bàn, điện thoại thông minh,...
2.3. Địa lí và cuộc sống
Hãy kể một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết
Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống:
- Mưa
- Gió
- Ngập úng
- Nắng
...
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong địa lí, trong học tập và trong sinh hoạt.
+ Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
+ Nêu được vai trò cảu Địa lí trong cuộc sống.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương mở đầu Bài mở đầu cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đối tượng địa lí
- B. Hiện tượng địa lí
- C. Thời gian xảy ra hiện tượng địa lí
- D. Cả A và B
-
- A. Đồi núi, sông
- B. các thành phố, các quốc gia vùng lãnh thổ
- C. Các hiện tượng động đất, núi lửa phun trào, gió, bão,..
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. Cái gì? Ở đâu?
- B. Như thế nào?
- C. Tại sao?
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương mở đầu Bài mở đầu để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 102 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 102 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều
Hỏi đáp Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí?
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!