YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài mở đầu


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài mở đầu SGK Kết nối tri thức với cuộc sống được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết cụ thể giúp các em bám sát nội dung bài học. Mời các em cùng quý thầy cô cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

- Những khái niệm cơ bản (lớp 6): một số khái niệm về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Những kĩ năng chủ yếu: sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ...

- Nắm vững các khái niệm, kĩ năng địa lí giúp việc học tập đạt kết quả cao hơn, có khả năng giải thích được các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày.

1.2. Môn Địa lí và những điều lí thú

- Hứng thú trong học tập môn Địa lí giúp đạt kết quả cao hơn.

- Một số điều lí thú khi học Địa lí: tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động của Trái Đất với hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng mùa, mối quan hệ giữa khí áp và gió,...

1.3. Địa lí và cuộc sống

- Học môn Địa lí lớp 6 giúp hiểu biết về các hiện tượng trong tự nhiên và thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Từ việc có hiểu biết về các hiện tượng địa lí, các em có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Bài tập minh họa

2.1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

1. Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, 2, 3, hãy cho biết một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí.

2. Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1, 2, 3 và đọc thông tin trong mục 1.

Lời giải chi tiết:

1. Những kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí là: kĩ năng đọc bản đồ, sơ đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ, hình ảnh, đọc và xử lí số liệu trong bảng số liệu hoặc trong biểu đồ.

2. Việc nắm bắt được các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và đời sống: giúp các em có thể giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, lí giải những hiện tượng tự nhiên.

2.2. Môn Địa lí và những điều lí thú

1. Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh bên.

Hình 4. Ngôi nhà làm bằng băng của người Ê-xki-mô để chống lại giá lạnh ở vùng cực

Hình 5. Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) là một trong nhũng hang động đá vôi lớn nhất thế giới

Hình 6. Hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi là hoang mạc lớn nhất trên thế giới với diện tích hơn 9 triệu km2

Hình 7. Biển Chết (Tây Nam Á) có độ muối cao đến mức không có loài các nào có thể sinh sống và cơ thể người tự nổi lên mặt nước

2. Hãy kể tên một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 4, 5, 6, 7 và kết hợp với kiến thức của bản thân rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. Những điều lí thú có thể thấy ở những bức ảnh bên

- Hình 4: với một nơi lạnh giá như vùng cực, con người vẫn có thể sinh sống bằng cách xây những ngôi nhà băng để giữ ấm.

- Hình 5: Hang Sơn Đoòng là 1 trong những hang động đá vôi lớn nhất thế giới. Mới được phát hiện ra vào thời gian 2009 – 2010. Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thống núi đá vôi cổ nhất Châu Á, hình thành cách đây 400 đến 450 triệu năm.

- Hình 6: Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới với diện tích hơn 9 triệu km2. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau rất lớn.

- Hình 7: Biển Chết ở Tây Nam Á có độ muốn rất cao và không có loài cá nào có thể sinh sống tại đây và cơ thể con người có thể tự nổi lên trên mặt nước.

2. Một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất

- Đỉnh núi cao nhất trên thế giới là Everest ở Nepal cao 8848m so với mực nước biển.

- Núi lửa lớn nhất trên Trái Đất là Mauna Loa ở Hawaii. Nó cao 15,2 km tính từ chân núi nằm ở dưới đáy biển. Nhưng ngọn núi Olympus Mons trên sao Hoả còn vĩ đại hơn - nó xuyên thủng bầu trời hành tinh đỏ với độ cao 26 km. Nền móng của ngọn núi này có thể bao phủ hầu như toàn bộ bang Arizona, Mỹ.

2.3. Địa lí và cuộc sống

Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong mục 3 kết hợp kiến thức của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Địa lí giúp chúng ta có hiểu biết về các hiện tượng địa lí, vận dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

- Ví dụ: Khi có hiểu biết về chế độ bão ở nước ta (Bão hình thành như thế nào? Trong năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta? Các cấp độ, thời gian có bão ở các địa phương trên cả nước,...), từ đó sẽ có các biện pháp phòng tránh và ứng phó để giảm thiệt hại tối đa về người và của do bão gây ra.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
+ Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
+ Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
+ Yêu thích môn học, tòm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương mở đầu Bài mở đầu cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Trái Đất có hình tròn
    • B. Trái Đất có hình bầu dục
    • C. Trái Đất có hình cầu
    • D. Trái Đất có hình lục giác
    • A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt đất.
    • B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
    • C. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).
    • D. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
    • A. có màu sắc và kí hiệu.
    • B. có bảng chú giải.
    • C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
    • D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương mở đầu Bài mở đầu để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 100 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 100 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 4 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 4 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 4 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 4 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 4 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 5 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 5 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 5 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài mở đầu

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON