Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại SGK Kết nối tri thức với cuộc sống được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa có lời giải chi tiết dễ hiểu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất không ngừng quanh quanh trục tưởng tượng. Trong quá trình tự quay, Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033'.
1.2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a. Ngày đêm luân phiên.
Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng gọi là ngày, nửa nằm trong bóng tối gọi là đêm.
Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
b. Giờ trên Trái Đất
- Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ.
- Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ.
- Ranh giới của các khu vực giờ rất phức tạp do bị điều chỉnh theo đường biên giới của các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Giờ của khu vực số 0 có đường kinh tuyến 00 đi qua chính giữa được lấy làm giờ Quốc tế (GMT). Giờ của các khu vực khác được tính dựa theo giờ ở khu vực số 0
- Ví dụ: Khi ở Luân Đông là 0 giờ thì Hà Nội là 7h sáng, ở Bắc Kinh là 8h sáng.
c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
- Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-rít.
Lực Cô-ri-ô-rít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió.. trên Trái Đất.
Bài tập minh họa
2.1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Câu 1
Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết:
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay.
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng.
Hình 1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung mục 1 và quan sát hình 1, phân tích nội dung câu hỏi để rút ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là hướng từ Tây sang Đông.
- Trong quá trình tự quay, Trục Trái Đất luôn nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian Trái Đất tự quay hết một vòng quanh trục là 23 giờ 56 phút 04 giây.
Câu 2
Sử dụng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất.
Hướng dẫn giải:
Sử dụng quả Địa Cầu để mô tả lại chuyển động.
Lời giải chi tiết:
Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng và luôn nghiêng 66°33′ so với phẳng quỹ đạo. Hướng tự quay quanh trục là từ tây sang đông. Thời gian Trái Đất tự quay trục một vòng trong một ngày đêm là 23 giờ 56 phút 04 giây (24 giờ).
2.2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sử dụng quả Địa Cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất.
2. Dựa vào hình 2, em hãy:
- Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.
- Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng múi giời với Việt Nam.
Hình 2. Các khu vực giờ trên thế giới
3. Đêm gala nghệ thuật "Sắc màu văn hoá bốn phương" được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở các địa điểm Xơ-un (Hàn Quốc). Mát-xcơ-va (Nga), Ma-ni-la (Phi-lip pin) là mấy giờ?
4. Quan sát hình 4, em hãy cho biết:
- Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái hay bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.
- Ở bán cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái hay bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.
Hình 4. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể trên Trái Đất
Hướng dẫn giải:
1. Sử dụng quả Địa Cầu.
2, 3. Quan sát hình 2: Các khu vực giờ trên thế giới.
4. Quan sát hình 4.
Lời giải chi tiết:
1. Hiện tượng ngày đêm
- Do Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng gọi là ban ngày, nửa không được chiếu sáng gọi là ban đêm.
- Do Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
2. Múi giờ
- Tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực: Nga (9 múi giờ), Pháp (12 múi giờ), Mỹ (11 múi giờ), Anh (9 múi giờ), Úc (8 múi giờ), Ca-na-đa (6 múi giờ), Đan Mạch (5 múi giờ), Niu Di-len (5 múi giờ).
- Tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Campuchia, In-đô-nê-xi-a.
3. Tính giờ
Đêm gala nghệ thuật "Sắc màu văn hoá bốn phương" được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy giờ khi đó ở các địa điểm:
- Xơ-un (Hàn Quốc) là: 22 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019
- Mát-xcơ-va (Nga): 16 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019
- Ma-ni-la (Phi-lip pin) là: 21 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019
4. Lực Cô-ri-ô-lít
- Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.
- Ở bán cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái so với huớng di chuyển ban đầu.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: Ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương/ giờ khu vực) sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
+ So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sự luân phiên ngày đêm
- B. Giờ trên Trái Đất.
- C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- D. Hiện tượng mùa trong năm.
-
- A. 11 giờ.
- B. 5 giờ.
- C. 11 giờ
- D. 9 giờ
-
- A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
- B. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
- C. Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
- D. Trái Đất có dạng hình cầu.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 121 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 121 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 17 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 17 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 17 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 18 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 18 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 18 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7 trang 18 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 8 trang 19 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 9 trang 19 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 10 trang 19 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!