Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy SGK Chân trời sáng tạo được biên soạn với nội dung lí thuyết và bài tập minh họa đầy đủ dễ hiểu giúp các em học sinh lớp 6 có thể hiểu được xã hội nguyên thủy đã diễn ra như thế nào góp phần giúp các em hiểu rõ nội dung bài học. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em học sinh. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội có giai cấp và nhà nước trải qua ba giai đoạn: bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.
- Đặc điểm cơ bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy là giúp đỡ lẫn nhau, có của cải chung, làm chung, hưởng thụ chung.
4.1 Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn của xã hội nguyên thủy
1.2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
1.2.1. Lao động và công cụ lao động
- Ban đầu, người nguyên thủy chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa tay làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè một mặt hay hai mặt của hòn đá, tạo nên những công cụ lao động thô sơ. Các nhà khoa học gọi đó là rìu tay, mảnh tước.
- Ở Việt Nam, tìm thấy nhiều công cụ ở An Khê, Gia Lai, Núi Đọ.
- Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
- Dần dần, Người nguyên thủy biết mài đá để tạo ra công cụ lao động. Công cụ dần dần được cải tiến. Nguồn thức ăn có được trở lên phong phú hơn, bao gồm các loại thú rừng lớn, chạy nhanh.
- Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay dần trở lên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần thích nghi biến đổi với các tư thế lao động. Con người đã từng bước cải thiện và hoàn thiện mình.
1.2.2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Họ di chuyển từ khu rừng này qua khu rừng khác để tìm kiếm thức ăn. Phụ nữ và trẻ em hái lượm cái loại quả, hạt. Đàn ông đảm nhận các công việc nặng nhọc, nguy hiểm như săn bắn thú rừng.
- Qua hái lượm, người nguyên thủy phát hiện ra những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được. Từ săn bắt họ chuyển dần sang chăn nuôi.
- Từ trồng trọt và chăn nuôi, người nguyên thủy bắt đầu định cư lâu dài.
1.3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy đã có tục chôn cất người chết. Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện ra nhiều mộ táng có chôn theo cả công cụ và đồ trang sức.
-Nghệ thuật cũng đã xuất hiện. Nhiều tranh vẽ trong hang đá, những tác phẩm điêu khắc trên chất liệu đá, ngà voi,… còn lại đến ngày nay giúp chúng ta có thể hình dung phần nào đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Bài tập minh họa
2.1. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
Dựa vào sơ đồ 4.1 và thông tin bên dưới, em hãy cho biết:
4.1 Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn của xã hội nguyên thủy
Câu 1
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ 4.1 kết hợp với thông tin trên sách giáo khoa
Hướng dẫn giải:
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội có giai cấp và nhà nước trải qua hai giai đoạn là: Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
Câu 2
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy.
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ 4.1 kết hợp với thông tin trên sách giáo khoa
Hướng dẫn giải:
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy là của cải chung, làm chung và hưởng thụ bằng nhau.
2.2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
2.2.1. Lao động và công cụ lao động
Câu 1
Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy.
Phương pháp giải:
Dựa vào mục Lao động và công cụ lao động để phân tích vai trò của lao động, liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
- Vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy:
+ Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay con người dàn trở nên khéo léo, cơ thể con người cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. Như vậy, thông qua quá trình lao động con người đã tự cải biến và hoàn thiện mình.
+ Lao động giúp tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển (vì: con người biết chế tác, sáng tạo ra nhiều công cụ lao động tỉ mỉ, tinh xảo hơn, phù hợp hơn với tính chất của công việc).
+ Thông quá quá trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.
Câu 2:
Dựa vào các hình 4.2, 4.4, 4.5, 4.6 và thông tin bên dưới, em hãy kể tên những công cụ lao động của người nguyên thủy. Những công cụ đó được dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào mục Lao động và công cụ lao động để phân tích vai trò của các công cụ lao động, liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
- Các công cụ lao động của người nguyên thủy: rìu đá và mảnh tước
- Các công cụ đó được dùng để:
+ Lao động, tìm kiếm thức ăn.
+ Hỗ trợ việc chế tác loại công cụ hoặc vật dụng khác (ví dụ: hình 4.4 miêu tả việc người nguyên thủy sử dụng rìu đá/ mảnh tước để đục lỗ trên khúc xương thú và mài nhọn khúc gỗ).
Câu 3:
Quan sát hình 4.7, em có đồng ý với ý kiến: Bức vẽ trong hang La-xcô (Lascaux) mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Tại sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh, phân tích các hình ảnh trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
- Em đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xco mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Vì:
+ Nếu chỉ sử dụng các công cụ lao động như: mảnh tước, rìu đá… con người rất khó có thể săn bắt được các con vật chạy nhanh như: hươu, nai, ngựa. Vì vậy, họ cần chế tạo ra loại công cụ lao động mới sắc nhọn hơn, linh hoạt hơn.
+ Mặt khác, trong quá trình săn bắt các con vật như: hươu, nai, ngựa… nếu con người đứng ở cự li quá gần với các con vật đó, thì con người rất dễ gặp nguy hiểm. Do vậy, họ cần đứng ở cự ki xa hơn.
=> Cung tên là công cụ lao động phù hợp với yêu cầu công việc săn bắt.
2.2.2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi
Câu 1
Quan sát hình 4.8, em hãy cho biết đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống của họ)
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục Từ săn bắt đến hái lượm để trả lời
Hướng dẫn giải:
+ Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ di chuyển từ khu rừng này đến khu rừng khác để tìm kiếm thức ăn. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại hạt, quả. Đàn ông đảm nhiệm những công việc nặng nhọc như săn bắt thú rừng.
+ Lửa giúp con người sưởi ấm, nấu chín và xua đuổi thú dữ, khiến con người ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Câu 2
Những chi tiết nào trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục Từ săn bắt đến hái lượm để trả lời.
Hướng dẫn giải:
- Những chi tiết trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật: hình ảnh con người cưỡi lên lưng con vật :
+ Trong quá trình săn bắt, người nguyên thủy đã dần phát hiện ra đặc tính của một số loài vật và tìm cách thuần dưỡng chúng. Bức vẽ trên xa mạc Xa-ha-ra thể hiện con người đã thuần hóa được một số loài thú lớn dùng để làm vật cưỡi trong các cuộc săn bắt, di chuyển và chăn nuôi lấy thịt, sữa, da,...
2.3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
Em hãy quan sát hình 4.11 và cho biết người nguyên thủy đã khắc hình gì trên hang Đồng Nội?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 từ săn bắt đến hái lượm để trả lời.
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh trên Đồng Nội là hình ảnh mặt người được người nguyên thủy khắc lại trên đá.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể:
+ Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy.
+ Trình bày được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam.
+ Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của con người thời nguyên thủy và xã hội loài người.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
- B. sống theo bầy đàn.
- C. tính cộng đồng cao.
- D. hưởng thụ bằng nhau.
-
- A. Công xã
- B. Bầy người
- C. Thị tộc và bộ lạc
- D. Cộng đồng
-
- A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
- B. Xã hội phong kiến.
- C. Xã hội nguyên thủy.
- D. Xã hội tư bản.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 14 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 14 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 14 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 16 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 17 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 6 trang 17 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!