YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 3: Thời gian trong lịch sử


Qua nội dung bài học Lịch sử và Địa lí 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cuộc sống với nội dung bài chi tiết dễ hiểu giúp các em học tập rèn luyện. Mời các em cùng theo dõi

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.

- Để đo đếm thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách tính thời gian khác nhau như : đo đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

1.2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

- Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu ,… thì tính theo Dương lịch.

+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.

- Đồng thời có cách phân chia thời gian thành thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ như sau:

+ Một thập kỉ = 10 năm.

+ Một thế kỉ = 100 năm.

+ Một thiên niên kỉ =1000 năm.

- Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong các cơ quan và văn bản nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Vì vậy, trên tờ lịch đều in ngày, tháng, năm của cả hai loại lịch này.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Hãy quan sát tờ lịch bên cạnh và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

Hình 1. Một tờ lịch treo tường

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình nội dung thông tin trên tờ lịch

Lời giải chi tiết:

Trên tờ lịch ghi hai ngày khác nhau đó là ngày âm và ngày dương. Bởi vì, nước chúng ta là nước phương Đông từ xưa các ngày lễ lớn của dân tộc thường tính theo ngày âm. Tuy nhiên, ngày nay thế giới đang dùng một thứ lịch chung đó là Công lịch cho nên tờ lịch sẽ có hai ngày tháng khác nhau.

2.2. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Hướng dẫn giải:

Đề trả lời câu hỏi này, các em cần dựa vào thông tin kiến thức mục 1 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.

Để đo đếm thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách tính thời gian khác nhau như : đo đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

2.3. Các cách tính thời gian trong lịch sử

Câu 1

Muốn biết năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, lưu ý cách tính đối với những năm trước Công nguyên và những năm sau Công nguyên.

Lời giải chi tiết:

Để tính được năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm ta thực hiện như sau:

+ Với những năm trước công nguyên ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.

+ Với những năm công nguyên ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó

Từ đó, ta lấy 2000 năm cộng với 2020 năm thì sẽ được là 4020 năm.

Câu 2

Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, lưu ý cách tính đối với lịch âm và lịch dương.

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, có các cách tính thời gian như sau:

- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được một số khái niệm (thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch...). Cách tính thời gian trong lịch sử.
+ Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1.1 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.2 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.3 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.4 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.1 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.2 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 3: Thời gian trong lịch sử

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF