YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng


Qua nội dung Lịch sử và Địa lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng SGK Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, nắm vững những kiến thức cơ bản. Bài học được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em, hi vọng tài liệu giúp ích các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Mời các em cùng theo dõi

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kí hiệu bản đồ và chú giải

- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Mục đích: giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ.

- Kí hiệu bản đồ được thể hiện trong chú giải của bản đồ.

1.2. Các loại kí hiệu bản đồ

- Có nhiều loại kí hiệu bản đồ khác nhau.

- Một số dạng kí hiệu bản đồ thông dụng:

+ Kí hiệu tượng hình => thể hiện vị trí của đối tượng.

+ Kí hiệu hình học => thể hiện sự phân bố đối tượng.

+ Kí hiệu bằng màu sắc, nét chải => thể hiện các đối tượng phân bố trên những vùng có diện tích rộng lớn.

Bài tập minh họa

2.1. Kí hiệu bản đồ và chú giải

Câu 1

Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung các hình nào (1, 2, 3, 4)?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong mục Kí hiệu bản đồ và chú giải

Hướng dẫn giải:

1. Kí hiệu bản đồ

- Kí hiệu a - Hình 3

- Kí hiệu b - Hình 2

- Kí hiệu c - Hình 1

- Kí hiệu d - Hình 4

Câu 2

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, em hãy:

- Xác định các yếu tố sau: bảng chú giải, kí hiệu.
- Cho biết kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than? Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin SGK mục Kí hiệu bản đồ và chú giải, kết hợp quan sát hình 2.2 và 2.3 kết hợp kiến thức bản thân trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

- Các yếu tố về bảng chú giải, kí hiệu của hình 2.2 và 2.3

Bảng chú giải và kí hiệu của hình 2.2

Bảng chú giải và kí hiệu của hình 2.3

- Kí hiệu thể hiện mỏ sắt, mỏ than và ranh giới thành phố Hà Nội với các tỉnh lân cận.

 Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần đạt các yêu cầu sau:

+ Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa chính.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 8 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 8 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 9 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 10 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON